Rác thải y tế đang trở thành vấn đề toàn cầu đedọa sức khỏe của nhân viên y tế, bệnh nhân, công nhân thu gom rác và bất kỳ aithường xuyên tiếp xúc với chất thải độc hại của các bệnh viện và các cơ sở chămsóc y tế khác.
Chuyên gia Georgescu cho biết: "Khoảng 20-25% tổng số rác của các cơ sở y tếđược xếp vào loại nguy hiểm và có thể tạo ra nhiều mối nguy hiểm về sức khỏe vàmôi trường nếu không được quản lý và loại bỏ một cách hợp lý."
Ông cũng cho rằngvấn đề này đặc biệt lo ngại ở các nước đang phát triển vì lượng chất thải y tếcủa các nước này đang tăng nhanh do các dịch vụ y tế đang được mở rộng trong khicác công cụ kỹ thuật và tài chính để đảm bảo việc quản lý và xử lý rác thải y tếmột cách hợp lý lại thiếu.
Rác thải y tế bao gồm nhiều vật liệu nguy hiểm như các rác thải gây lây nhiễmbệnh, bệnh phẩm, các hóa chất hết hạn, chất phóng xạ, những vật dụng y tế sắcnhọn như kim tiêm...
Ông Georgescu nói: "Ở các cơ sở y tế, nơi các rác thải y tế nguy hiểm được hỏatáng, việc đốt không được che chắn và những thiếu sót phổ biến trong quản lý vàvận hành các lò đốt rác thải y tế quy mô nhỏ dẫn đến việc không phá hủy hoàntoàn các rác thải, việc thu gom tro không phù hợp và tạo ra các khí độc có thểcao hơn đến 40.000 lần so với giới hạn khí thải được quy định trong các công ướcquốc tế."
Ông Georgescu đặc biệt lưu ý đến các loại rác thải sắc nhọn như kim tiêm có tiếpxúc với các bệnh nhân bị bệnh lây nhiễm qua máu như viêm gan B, viêm gan C hayHIV.
Chuyên gia đặc biệt của Liên hợp quốc về nhân quyền và rác thải độc hạiGeorgescu cũng đưa ra các đề xuất nhằm giảm thiểu mối đe dọa do rác thải y tếgây ra như đề xuất xây dựng một cơ chế pháp lý quốc tế đối với việc quản lý vàxử lý rác thải y tế và thay thế các lò đốt bằng các biện pháp xử lý rác thảithân thiện với môi trường hơn./.