Romania đẩy nhanh kế hoạch mua tiêm kích F-16 thay thế cho máy bay MiG

Bộ Quốc phòng Romania nhấn mạnh nước này sẽ tiếp tục vận hành phi đội tiêm kích F-16 đã mua của Bồ Đào Nha và đẩy nhanh tiến độ mua thêm 32 máy bay F-16 từ Na Uy để thay thế cho máy bay MiG 21 đã cũ.
Romania đẩy nhanh kế hoạch mua tiêm kích F-16 thay thế cho máy bay MiG ảnh 1Máy bay F-16 của Romania. (Nguồn: aerotime.aero)

Romania - quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - vừa thông báo đình chỉ hoạt động của phi đội tiêm kích MiG 21 Lancer còn lại của nước này kể từ ngày 15/4 do "tỷ lệ tai nạn cao đáng kể," đồng thời đẩy nhanh kế hoạch mua hàng chục máy bay F-16 đã qua sử dụng của Na Uy. 

Trong tuyên bố mới nhất, Bộ Quốc phòng Romania nhấn mạnh nước này sẽ tiếp tục vận hành phi đội tiêm kích F-16 nhỏ đã mua của Bồ Đào Nha.

Bucharest cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ mua thêm 32 máy bay F-16 từ Na Uy, qua đó bổ sung cho 2 phi đội không quân của mình.

Các nguồn lực sẵn có của 3 phi đội này sẽ góp phần đảm bảo hoạt động trong tối thiểu 10 năm cũng như sẽ thiết lập khả năng chuyển đổi sang dòng máy bay tiêm kích F-35 thế hệ thứ năm.    

Romania mua tiêm kích F-16 đầu tiên từ Bồ Đào Nha từ năm 2016 nhằm tiến tới thay thế dần các máy bay MiG.

[Romania: Tai nạn trực thăng quân sự làm 5 quân nhân thiệt mạng]

Vụ tai nạn gần nhất liên quan đến MiG 21 xảy ra đầu tháng 3 năm nay khi một máy bay tuần tra trên không bị rơi, khiến phi công thiệt mạng.

7 binh sỹ khác cũng đã tử nạn khi đang tham gia hoạt động tìm kiếm - cứu nạn phi công này bằng trực thăng.     

Tháng 3 vừa qua, Tổng thống Klaus Iohannis cho biết Romania lên kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng, từ mức 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hiện nay lên 2,5% vào năm 2023./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.