Sẽ có một ''Singapore bên bờ sông Thames''?

Tương lai "Singapore bên bờ sông Thames" - một khu vực tài chính tự do tương tự như đảo quốc sư tử Singapore - là một giấc mơ của một số chuyên gia tài chính ủng hộ Brexit.
Sẽ có một ''Singapore bên bờ sông Thames''? ảnh 1Một góc trung tâm tài chính London. (Nguồn: sputniknews.com)

Theo hãng AFP, tương lai khu vực tài chính, trái tim của nước Anh, sẽ được định hình trong những tháng tới với một cuộc bỏ phiếu mang tính quyết định, cuộc chia ly Brexit và những thỏa thuận thương mại mới.

Tương lai "Singapore bên bờ sông Thames" - một khu vực tài chính tự do tương tự như đảo quốc sư tử Singapore - là một giấc mơ của một số chuyên gia tài chính ủng hộ Brexit, những người chỉ trích những quy định của châu Âu mà họ cho là quá ràng buộc và kìm hãm.

Tuy nhiên, các nhà cầm quyền dường như không có ý định vội vã xóa bỏ những quy định này. Nausicaa Delfas, chuyên gia làm việc tại Cơ quan Thực thi Tài chính Anh (FCA), nói: "Đã 10 năm kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát và các cải cách được thực hiện. Giờ là lúc để chúng ta nhìn nhận lại cách áp dụng các quy định. Brexit càng tạo động lực để chúng ta một lần nữa xem xét tình hình.”

Phát biểu trong một hội nghị ở London về vấn đề này, Barnabas Reynolds, chuyên gia về các quy định của Anh và EU tại hãng luật Shearman & Sterling, cho rằng giới chức cần xem xét toàn bộ các vấn đề.

Cũng giống như nhiều người tại trung tâm tài chính London, ông không thấy ý tưởng về "Singapore bên bờ sông Thames" có gì sai.

[Sự chuyển biến đáng ngại bên trong nước Anh vì Brexit]

Thậm chí, theo ông, các quy định tài chính của châu Âu, dù được xây dựng khi Anh còn ảnh hưởng, đã hạn chế rất nhiều khả năng cạnh tranh với Phố Wall của trung tâm tài chính London.

Thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney lại có quan điểm khác. Ông cho rằng sẽ không chuyện “xóa bỏ các quy định tài chính," thay vào đó ông hứa hẹn giới chức sẽ có cách tiếp cận “năng động” nhằm tận dụng “các nỗ lực mà không cần phải lệ thuộc vào sức bật của khu vực tài chính.”

Hầu hết cộng đồng tài chính tin rằng Anh, với các quy định tài chính hiện đồng bộ với EU, sẽ không có ý định thay đổi quá nhiều những ràng buộc này để tránh nguy cơ mất quyền tham gia khối thị trường chung.

Giáo sư luật Iris Chiu, làm việc tại Đại học London, trao đổi với phóng viên hãng tin AFP: "Họ sẽ đi theo hướng cải thiện các quy định thay vì nới lỏng chúng.”

Tuy nhiên, một số lĩnh vực nhạy cảm sẽ nhanh chóng gây tranh cãi khi Brexit hoàn tất, chẳng hạn như những hạn chế đối với ưu đãi trong dịch vụ ngân hàng hoặc các quy định về giám sát đối với ngành công nghệ tài chính đang bùng nổ."

Sarah Hall, làm việc tại viện nghiên cứu chính sách "Anh trong một châu Âu Biến động" cho rằng "ngành công nghệ tài chính là một lĩnh vực mà Anh đang nắm giữ vị thế hàng đầu trên thị trường quốc tế” và họ sẽ muốn bảo vệ vị trí này.

Theo bà Hall, điều đó đồng nghĩa với việc có thể sẽ có những quy định “nương nhẹ” hơn đối với những doanh nghiệp khởi nghiệp trong các lĩnh vực có liên quan tới truy xuất nguồn gốc giao dịch, dữ liệu khách hàng hoặc nguồn gốc các quỹ tài trợ.

Các tổ chức chống tham nhũng như Minh bạch Quốc tế (AI) đang hết sức lo ngại. Báo cáo AI đưa ra gần đây đã lên án hàng tỷ USD tiền bất hợp pháp được giao dịch tại Anh và các lãnh thổ ngoài khơi của quốc gia này.

AI nhấn mạnh tới nguy cơ thụt lùi sau những nỗ lực suốt những năm qua nhằm minh bạch hóa hoạt động ngân hàng tại các vùng lãnh thổ như Đảo Man và Jerey, trong khi nhiều khu vực khác như Quần đảo Virgin phần lớn vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát.

Tình trạng bế tắc chính trị tại Anh khiến chính phủ phải trì hoãn việc phê chuẩn và thực thi một số luật minh bạch tài chính.

Bà Hall cho rằng sự quản lý tài sản là một trong "những mối quan tâm của Công đảng" nếu họ lên nắm quyền sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng tới. Công đảng đối lập hiện do Jeremy Corbyn - một chính trị gia theo đường lối xã hội dày dặn kinh nghiệm - lãnh đạo, đã đề xuất một kế hoạch quyết liệt nhằm tái quốc hữu hóa các ngành công nghiệp then chốt và giải quyết vấn đề mà ông coi là "hệ thống tham nhũng" của cải và đặc quyền đặc lợi.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp cảnh báo rằng hành động này có thể khiến nước Anh hứng chịu rất nhiều thiệt hại về tài chính.

Bà Hall cho biết nhiều người cực kỳ giàu đã bắt đầu chuyển tài sản của họ khỏi London và để số tài sản đó ở một quốc gia khác ngoài Anh do lo ngại một chính phủ Công đảng nhiều khả năng sẽ tăng thuế và tăng cường các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ hơn./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.