Serbia tin tưởng vào đối thoại và giải pháp chính trị cho Kosovo

Phát biểu trên đài truyền hình RTS của Serbia, Bộ trưởng Quốc phòng Serbia Milos Vuchevich ngày 31/5 bày tỏ tin tưởng vào đối thoại và giải pháp chính trị cho căng thẳng ở Kosovo.
Serbia tin tưởng vào đối thoại và giải pháp chính trị cho Kosovo ảnh 1Các binh sỹ NATO tại một trạm kiểm soát trên con đường gần cửa khẩu biên giới Jarinje phía bắc Kosovo, dọc biên giới Kosovo-Serbia, ngày 18/12/2022. (Nguồn: AP)

Bộ trưởng Quốc phòng Serbia Milos Vuchevich ngày 31/5 bày tỏ tin tưởng vào đối thoại và giải pháp chính trị cho căng thẳng ở Kosovo.

Phát biểu trên đài truyền hình RTS của Serbia, ông cho biết phía Serbia đã tiếp xúc với đại sứ các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italy, Nga và Trung Quốc thảo luận về tình hình.

Theo AFP, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 30/5 cho biết đang triển khai thêm lực lượng đến phía Bắc Kosovo sau khi 30 binh sỹ gìn giữ hòa bình của mình bị thương trong các cuộc xung đột với những người biểu tình sắc tộc Serbia. Liên minh châu Âu đã kêu gọi giảm căng thẳng ngay lập tức.

Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 31/5 tuyên bố Nga theo dõi sát tình hình và cho rằng quyền và lợi ích của người sắc tộc Serbia ở Kosovo phải được tôn trọng. 

Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh bày tỏ hy vọng NATO sẽ tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Serbia cũng như thúc đẩy hòa bình ở bán đảo Balkan.

[Tổ chức NATO kêu gọi Kosovo hạ nhiệt căng thẳng với Serbia]

Căng thẳng nảy sinh ngày 26/5 ra sau khi khoảng 30 binh lính gìn giữ hòa bình thuộc KFOR (phái bộ gìn giữ hòa bình do NATO đứng đầu tại Kosovo) bảo vệ các trụ sở hành chính của 3 thị trấn ở phía Bắc Kosovo, bị thương trong các vụ đụng độ mới với người biểu tình sắc tộc Serbia.  

Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Serbia từ năm 2008. Vùng lãnh thổ này có khoảng 1,8 triệu dân, trong đó 90% là người gốc Albania. Khoảng 120.000 người gốc Serbia sống tại phía Bắc Kosovo không công nhận chính quyền này và họ trung thành về mặt chính trị với Serbia.

Tình hình căng thẳng mới nhất leo thang sau khi các thị trưởng sắc tộc Albania nhậm chức ở khu vực có đa số người sắc tộc Serbia sinh sống tại phía Bắc Kosovo./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.