Ngân hàng Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cho biết, tính đến 30/9, tỷ lệ nợ xấu của SHB đã sụt giảm mạnh từ trên 9%, tương đương 5.000 tỷ đồng sau sáp nhập, xuống còn 7,75% trên tổng dư nợ.
SHB dự kiến, bằng các giải pháp xử lý nợ xấu quyết liệt đến cuối năm 2013, nợ xấu của SHB sẽ giảm xuống dưới 5%.
SHB (tiền thân là Ngân hàng thương mại cổ phần Nông thôn Nhơn Ái) được thành lập vào ngày 13/11/1993 tại huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ với tổng vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng và tổng tài sản khoảng vài tỷ đồng.
Năm 2006, Ngân hàng đã thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng nông thôn sang Ngân hàng đô thị. Năm 2008 chuyển trụ sở chính từ Cần Thơ ra Hà Nội; năm 2009 niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung HNX…Đặc biệt, năm 2012, SHB nhận sáp nhập thành công với Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank), tạo bước nhảy vọt về quy mô hoạt động.
Chỉ một năm sau sáp nhập, SHB đã biến nhiều lợi thế tại thời điểm sáp nhập thành hiện thực. Quy mô vốn lớn đã giúp Ngân hàng đủ nguồn lực tài trợ một loạt dự án trọng điểm quốc gia.
Đến nay, SHB đã vươn lên trở thành một trong 6 ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản 117.000 tỷ đồng, vốn điều lệ gần 9.000 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động đạt 104.387 tỷ đồng. Dư nợ đạt 65.487 tỷ đồng, hơn 2 triệu khách hàng tổ chức và cá nhân, gần 5.000 cán bộ, nhân viên và mạng lưới 356 chi nhánh, phòng giao dịch.
SHB là ngân hàng thứ 3 niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội với gần 45.000 cổ đông, nhà đầu tư đã thể hiện tính minh bạch, công khai trong hoạt động. Trong nhiều năm liên tiếp SHB được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A, thuộc nhóm I hoạt động an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững.
Hôm 3/11 tại Hà Nội, SHB đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng cho tập thể Ngân hàng và nhiều bằng khen khác./.
G7 cam kết cung cấp khoản vay 50 tỷ USD cho Ukraine trước cuối năm nay
G7 đã đồng ý cung cấp khoản vay mới trị giá 50 tỷ USD cho Ukraine, sử dụng lợi nhuận từ lãi suất đối với số tài sản bị đóng băng của Nga, sau khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine.