Southampton mất 650 người trong thảm họa Titanic

Trong vụ đắm tàu Titanic lịch sử 100 năm trước, thành phố cảng Southampton của Anh bị thiệt hại nặng nề nhất khi mất 650 người con.
Ngày 10/4 vừa qua, con cháu của hành khách từng có mặt trên con tàuhuyền thoại Titanic đã có mặt tại cảng Southampton, nơi khởi hành của chuyến điđịnh mệnh 100 năm trước. Tại đây, họ đã có một buổi lễ tưởng niệm những người đãmất trước khi thả những vòng hoa xuống nước như một hành động tri ân. Thành phố cảng nằm ở miền Nam nước Anh là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất khicon tàu Titanic gặp nạn, đâm vào tảng băng trôi trên Thái Bình Dương ngày 15/4/1912. Con tàu của hãng White Star Line, từng được mệnh danh là“không thể chìm”, đã ngủ sâu dưới đáy đại dương và đến bây giờ, Titanic vẫn đượccoi là thảm họa lớn nhất lịch sử ngành hàng hải. Có khoảng 650 người là con cháu, họ hàng của các hành khách, thủy thủ trên tàuTitanic đã có mặt tại buổi lễ tưởng niệm buổi trưa ở Southampton, đúng thời gianvà địa điểm khi xưa con tàu xuất hành. Họ đã dành một phút im lặng để mặc niệm và sau đó được nghe lại tiếng còi tàukhởi hành Titanic năm xưa, được phát qua loa trên khắp bến cảng. Hơn ba phần tư thủy thủ đoàn của con tàu hạng sang Titanic đến từ Southampton,khiến thành phố này mất đi 549 người con. Thảm họa này đã ảnh hưởng tớiSouthampton tới tận vài thập kỉ, khi chỉ có một vài gia đình hay khu phố khôngcó người thân bị thiệt mạng, còn lại cả thành phố chìm trong đau thương. Trong tổng số 724 người lên tàu có quê Southampton, chỉ có 175 người sống sót. Thảm họa này đã khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn, buộc thành phố phảigây quỹ cho nạn nhân chịu ảnh hưởng vụ Titanic, thu được 41.000 bảng (tươngđương 65.000 đô la Mỹ) – một con số khổng lồ vào thời đó. Số tiền này đã giúp đỡđược 900 người họ hàng, con cháu của những người quá cố, và mãi tới năm 1998 mớiđược hoàn trả đầy đủ. Vào ngày thứ Ba, các học sinh tại khu vực Southampton cũng đã tưởng niệm các nạnnhân bằng cách diễu hãnh khắp thành phố, trên tay cầm những tấm bảng tượng trưngcho những người đã khuất. Mặt trước tấm bảng là tên, vai trò của họ trên tàu và ảnh chân dung – nhiều bứcbị để trống, còn mặt sau được dành cho những thông tin thêm về nạn nhân. Một buổi lễ tưởng niệm khác đã diễn ra ở nơi từng đặt mỏ neo tàu, với người dẫnchương trình là Fred Dinenage. Ông của anh là James Richard Dinenage, hành kháchkhoang hạng nhất, đã thiệt mạng trong vụ Titanic ở tuổi 47. Buổi lễ được kết thúc với giai điệu “Nearer My God To Thee”, mà theo nhữngngười sống sót kể lại là đã được nghe ban nhạc trên tàu chơi khi con tàu sắpchìm nghỉm. Các buổi lễ trên cũng góp phần đánh dấu sự khai trương của bảo tàng Sea City mớitrị giá 15 triệu bảng, trong đó có hình ảnh tàu Titanic được trưng bày vĩnhviễn.
Southampton mất 650 người trong thảm họa Titanic ảnh 1
Thả hoa tiễn biệt người đã khuất (Nguồn: AFP)
Vanessa Beecham, đã đến tham dự lễ tưởng niệm người ông quá cố Edward Biggs, mộtngười lính cứu hỏa qua đời ở tuổi 21. “Tôi thích buổi lễ tưởng niệm này, nó thật sự rất xúc động,” cô chia sẻ. Beecham có một người họ hàng nữa, William Harder, là một người thợ lau kính trêntàu Titanic. Ông đã sống sót nhờ lên được con tàu cứu hộ số 14. “Ông ấy đã qua đời vào thập niên 60 và chưa bao giờ kể lại về Titanic,” cô nóithêm./.
L.Q (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.