Với chiến dịch vận động tranh cử lên đến khoảng 5,2 tỷ USD (bao gồm tổng chi của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa), cuộc bầu cử giữa kỳ năm nay được xem là một kỳ bầu cử tốn kém và đắt đỏ nhất lịch sử bầu cử giữa kỳ ở Mỹ.
Cuộc bầu cử lần này cũng được coi là phép thử cho chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của Tổng thống Donald Trump sau gần 2 năm ông nhậm chức tổng thống Mỹ.
Trước cuộc bầu cử, đảng Cộng hòa của Tổng thống Donald Trump đang kiểm soát cả hai viện Quốc hội.
Tuy nhiên đúng như dự đoán, tại cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ lần này, đảng Cộng hòa vẫn giữ được quyền kiểm soát Thượng, trong khi đảng Dân chủ đã lật ngược được thế cờ, thực sự áp đảo để giành quyền kiểm soát tại Hạ viện.
Với kết quả này, đảng Dân chủ được cho là đã hoàn thành mục tiêu đề ra ban đầu là giành lại Hạ viện để ngăn cản nhiều chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Kết quả này cũng được xem là lời đáp đối với chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Trump, đồng thời cũng cho thấy nước Mỹ đang chia rẽ hơn bao giờ hết.
Việc mất đi quyền kiểm soát tại Hạ viện được cho là sẽ khiến Tổng thống Trump gặp khó khăn trong tiến trình thông qua các chính sách quan trọng tại Mỹ tới đây, khi những quan điểm và ưu tiên của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa luôn trong tình trạng đối đầu.
Các nhà phân tích cho rằng, trong 2 năm tới, Tổng thống Trump sẽ chịu nhiều áp lực trong việc điều hành đất nước liên quan đến các vấn đề như chương trình cải cách y tế, chế độ nhập cư và thuế, kiểm soát súng đạn…
Cụ thể, Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt hơn 700 cá nhân và thực thể có liên quan đến Iran.
Đây là gói trừng phạt thứ hai của Mỹ đối với Iran chủ yếu nhằm vào hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và giao dịch ngân hàng.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn miễn trừ trừng phạt đối với ít nhất 8 nước (như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản…) mua dầu mỏ của Iran.
Trước đó, gói biện pháp trừng phạt thứ nhất của Mỹ đối với Iran diễn ra cách đây 2 tháng chủ yếu nhằm vào các lĩnh vực như chế tạo ôtô, buôn bán vàng và những kim loại quý hiếm khác của Iran.
Ngoài những lệnh trừng phạt trên, chính quyền Mỹ cũng đang tìm mọi cách để cô lập chính quyền Tehran, bất chấp sự không đồng tình của nhiều đồng minh châu Âu.
Với việc siết chặt trừng phạt, Mỹ muốn gây sức ép tối đa để buộc Iran phải thỏa hiệp và thậm chí nhượng bộ, như Ngoại trưởng Mỹ từng tuyên bố rằng phải làm cho “Chính phủ Iran có sự thay đổi lớn.”
Mỹ cũng hy vọng khi lâm vào cảnh kinh tế khó khăn, dư luận trong nước bất an, ảnh hưởng và vai trò của Tehran trong khu vực sẽ giảm sút.
Theo tính toán của Mỹ, tình hình kinh tế Iran ngày càng xấu đi sẽ nhấn chìm quốc gia này vào sự bất ổn, thậm chí dẫn đến thay đổi chế độ.
Phản ứng trước động thái trên của Mỹ, Iran và nhiều nước đã lên án chính sách trừng phạt của Mỹ nhằm Iran và cho rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ hoàn toàn bất hợp pháp và vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif còn cảnh báo, các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Tehran sẽ gây ra "những hậu quả nghiêm trọng" cho trật tự thế giới.
Vì vậy, việc Mỹ theo đuổi chủ nghĩa đơn phương khi nhiều lần phá vỡ những cơ chế hợp tác, thỏa thuận đa phương, bất chấp lợi ích của các đồng minh sẽ có thể đẩy Mỹ vào tình thế bị các nước cô lập.
Ý tưởng thành lập liên minh này do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khởi xướng nhằm mục tiêu thành lập một lực lượng “quân đội châu Âu thực sự.”
Sáng kiến trên khi mới được đưa ra từ cách đây hơn 1 năm đã vấp phải sự hoài nghi của các quốc gia khác trong Liên minh châu Âu (EU), do trùng với việc EU ra mắt một hiệp ước quốc phòng mang tính bước ngoặt nhằm thúc đẩy đầu tư quân sự chung.
Cũng có một số ý kiến khác cho rằng, việc thành lập một liên minh các lực lượng quân sự châu Âu này sẽ mâu thuẫn với hoạt động của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Tuy nhiên theo một quan chức Bộ Quốc phòng Pháp, trong môi trường nhiều đe dọa và biến động về địa chính trị cũng như khí hậu như hiện nay, sự ra đời của Liên minh các lực lượng quân sự châu Âu sẽ đưa ra thông điệp “châu Âu đã sẵn sàng, châu Âu có đủ năng lực.”
Quan chức này cũng nhấn mạnh, sáng kiến này "không mâu thuẫn hoặc phá vỡ các nỗ lực phòng thủ truyền thống” của EU cũng như của NATO, mà ngược lại, nó còn giúp cải thiện khả năng tương tác giữa các nước tham gia.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker từ lâu cũng đã ủng hộ ý tưởng EU cần có khả năng phòng thủ độc lập với NATO.
Đến nay, đã có 9 quốc gia gồm Đức, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Estonia, Hà Lan, Phần Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha hưởng ứng sáng kiến của Pháp.
Các thành viên sẽ hợp tác trên các lĩnh vực quy hoạch, phân tích khủng hoảng quân sự và nhân đạo mới, đưa ra các kế hoạch quân sự để giải quyết khủng hoảng.
Thủ phạm được xác định là Ian David Long, một thanh niên 28 tuổi. David Long từng phục vụ trong Hải quân Mỹ và trong thời gian gần đây đã có một số vụ xô xát với lực lượng thi hành pháp luật.
Tuy nhiên, cảnh sát cũng cho biết hiện chưa rõ động cơ của vụ tấn công.
Cơ quan chức năng cũng cho biết tên này nhiều khả năng đã tự sát. Cảnh sát cũng khẳng định ít nhất 30 phát súng đã được bắn ra tại quán Borderline Bar & Grill trong vụ xả súng trên.
Quán này thường xuyên tổ chức các đêm nhạc và là nơi sinh viên thường hay lui tới.
Vụ xả súng trên xảy ra trong bối cảnh nước Mỹ vẫn đang tranh cãi về vấn đề sở hữu súng đạn, khi ngày càng có nhiều vụ xả súng xảy ra tại nhiều nơi trên khắp nước Mỹ.
Theo thống kê, kể từ tháng 1/2013 đến nay, đã có hơn 280 vụ xả súng trên khắp nước Mỹ, tính trung bình là mỗi tuần có một vụ xả súng xảy ra.
Ngay trước vụ xả súng trên khoảng hơn 1 tuần, vào ngày 27-10-2018, tại bang Pennsylvania của Mỹ cũng đã xảy ra một vụ xả súng kinh hoàng tại giáo đường Do Thái Tree of Life ở đồi Squirrel của thành phố Pittsburgh khiến 11 người chết và 6 người bị thương.
Đây được coi là vụ tiến công đẫm máu nhất nhằm vào người Do Thái trong lịch sử cận đại của nước Mỹ.
Dự luật nhập cư sẽ bãi bỏ việc cấp giấy phép cư trú vì lý do nhân đạo sang việc chỉ cho phép người nhập cư ở lại từ 3 đến 6 tháng trong các trại chờ hồi hương.
Những tội phạm nghiêm trọng sẽ không còn quyền yêu cầu được bảo vệ và bị trục xuất khỏi lãnh thổ Italy. Đối với những người yêu cầu quy chế tị nạn nhưng bị tòa sơ thẩm ra phán quyết, Ủy ban Xét duyệt sẽ họp và ra quyết định tức thời.
Bên cạnh đó, dự luật cũng đề cập khả năng tước quyền công dân Italy của những đối tượng có liên hệ với khủng bố.
Các hồ sơ xin tị nạn sẽ được xét chuyển sang một số quốc gia khu vực biển Caribe để đảm bảo tính nhân đạo.
Quy chế tị nạn chỉ dành sự ưu tiên đối với những đối tượng được bảo vệ ở quy mô quốc tế hoặc trẻ vị thành niên không có người giám hộ, đi cùng.
Trong khi đó, Dự luật an ninh sửa đổi cũng tăng cường những biện pháp đảm bảo an ninh như giám sát an ninh bằng camera, giải tỏa các khu nhà có người nhập cư vào ở bất hợp pháp, sử dụng các thiết bị bay không người lái, giám sát chặt chẽ việc cho thuê xe và thành lập các Quỹ An ninh ở các khu dân cư.
Hành động phong tỏa, gây tắc nghẽn giao thông trái phép sẽ không còn nằm trong khung xử phạt hành chính mà được điều chỉnh bởi Luật Hình sự.
Thẩm phán chuyên trách chống mafia có quyền hạn sử dụng lực lượng cảnh sát giám thị để thu thập thông tin ngay trong các nhà tù. Cơ quan tịch thu tài sản phạm tội có quyền hạn rộng hơn.
Cảnh sát địa phương được tăng quyền hạn, có thể truy cập vào Trung tâm xử lý dữ liệu của Cảnh sát quốc gia để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ trị an…
Ngày 8/11, tại cuộc họp của các nhân vật chủ chốt trong Chính phủ Italy, đảng Liên đoàn và đảng M5S của Italy đã đạt thỏa thuận về những thay đổi trong lĩnh vực tư pháp.
Theo đó, hai đảng trong liên minh cầm quyền nhất trí dỡ bỏ những giới hạn về mặt thời gian trong công tác xét xử.
Như vậy, việc đảng cực hữu Liên đoàn và đảng dân túy M5S đạt thỏa thuận về những thay đổi trong lĩnh vực tư pháp cùng việc Thượng viện Italy thông qua sắc lệnh an ninh và kiểm soát nhập cư vốn gây tranh cãi giữa hai đảng, đã giúp cho chính phủ liên minh ở Italy tránh được nguy cơ sụp đổ.
Theo tuyên bố trực tuyến của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), tàu Parker vốn được ví là "thành quả của 60 năm tiến bộ khoa học," vẫn hoạt động tốt với các thiết bị đang chạy ổn định và thu thập các dữ liệu khoa học sau khi bay cách bề mặt Mặt Trời hơn 24 triệu km.
Màng chắn nhiệt của tàu Parker được làm từ nguyên liệu bọt hợp chất cácbon dầy 11,43cm kẹp giữa hai tấm sợi cácbon có thể giúp duy trì nhiệt độ bên trong tàu luôn ở mức ở 26,6 độ C. Do vậy, dù nhiệt độ ở bên ngoài có nóng như thế nào nữa cũng không ảnh hưởng tới con tàu.
Ngoài ra, tàu Parker cũng đạt kỷ lục mới về tốc độ di chuyển khi đạt tới tốc độ 343.112 km/h vào ngày 5/8 tại điểm tiệm cận Mặt Trời, phá vỡ kỷ lục 247.000 km/h của Helios-2.