Một vụ đánh bom đã xảy ra tại nhà thờ Santa Maria ở khu vực Ngagel Madya. Hiện các con đường xung quanh nhà thờ đã bị phong tỏa. Trong khi đó, một vụ đánh bom khác cũng đã xảy ra tại nhà thờ GKI Diponegoro.
Các vụ tấn công này cho thấy các mạng lưới chân rết của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã bám rễ sâu vào quốc gia Đông Nam Á này với thủ đoạn tấn công mới vô cùng nguy hiểm, đó là việc lôi kéo cả phụ nữ, trẻ em, thậm chí cả gia đình tham gia khủng bố.
Cảnh sát Indonesia cho biết cả 6 hung thủ đánh bom liều chết tại 3 nhà thờ tại Surabaya hôm 13/5 là thành viên trong cùng một gia đình người Indonesia trở về từ Syria và có liên hệ với nhóm khủng bố thân IS.
Cảnh sát xác định "thủ lĩnh" gia đình này là Dita Priyanto, một nhân vật chỉ huy thuộc mạng lưới cực đoan địa phương Jamaah Ansharut Daulah (JAD), và vợ là Puji Kuswati.
Hai cô con gái 9 và 12 tuổi, cùng hai cậu con trai 16 và 18 tuổi của cặp đôi này cũng tham gia đánh bom liều chết.
Trong khi cả nước Indonesia còn chưa hết bàng hoàng và phẫn nộ về các vụ tấn công trên, trong ngày 14/5, một nhóm khủng bố đánh bom liều chết đã lao xe máy vào trụ sở cảnh sát cũng tại thành phố Surabaya, làm hàng chục người bị thương.
Các camera an ninh ghi lại cảnh một chiếc ôtô và hai xe gắn máy đâm vào trụ sở cảnh sát thuộc Surabaya, thành phố lớn thứ 2 của Indonesia.
Đáng chú ý, 5 đối tượng tham gia vụ tấn công này cũng thuộc một gia đình, trong đó có một bé gái mới khoảng 8 tuổi.
Các vụ khủng bố liên tiếp nói trên ở Surabaya trở thành loạt vụ tấn công đẫm máu nhất Indonesia kể từ năm 2009.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã lên án kịch liệt các vụ tấn công mới, kêu gọi người dân cả nước đoàn kết chống lại các hành động hèn hạ của các nhóm khủng bố.
Lễ nhậm chức của ông Putin được tổ chức với sự tham dự của hơn 5.000 khách mời. Lễ nhậm chức của ông diễn ra hai tháng sau khi ông giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 3-2018. Tại cuộc bầu cử này, ông Putin đã giành chiến thắng thuyết phục với số phiếu cao kỷ lục so với các chiến thắng trước đây, đạt 76,7% số phiếu ủng hộ.
Trong bài phát biểu nhậm chức của mình, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng ông “nhận thức được trách nhiệm nặng nề trước người dân và đất nước Nga,” đồng thời coi việc “làm tất cả những gì có thể vì một tương lai hòa bình và thịnh vượng của đất nước” là nghĩa vụ và ý nghĩa của cuộc đời mình.
Ông khẳng định “nước Nga sẽ trở nên mạnh mẽ và người dân Nga sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn.” Đồng thời, tổng thống Putin cũng kêu gọi trách nhiệm của chính phủ đối với người dân. Theo ông, chỉ có sự tham gia tích cực của người dân vào các công việc của đất nước mới có thể giúp thúc đẩy sự đổi mới.
Ngay sau lễ nhậm chức, tổng thống Putin đã ký một văn kiện quan trọng - Nghị định Tháng Năm, nhằm xác định mục tiêu phát triển đất nước tầm nhìn đến năm 2024.
Nghị định xác lập các phương hướng nhiệm vụ của đất nước trong 6 năm tới là đưa nước Nga lọt “top 5” nền kinh tế lớn nhất thế giới; ưu tiên giải bài toán gia tăng dân số và nâng tuổi thọ trung bình tới 78 tuổi vào năm 2024 và tới 80 tuổi vào năm 2030; nâng cao mức sống người dân, trong đó chú trọng cải thiện điều kiện nhà ở, gia tăng thu nhập thực tế và giảm 50% tỷ lệ người ngheo; xác định cải thiện điều kiện nhà ở cho ít nhất 5 triệu gia đình mỗi năm; cũng như có kế hoạch cụ thể nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân tài của đất nước…
Ngày 8/5, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh, chính thức bổ nhiệm ông Dmitry Medvedev là Thủ tướng LB Nga.
Nhìn chung dư luận quốc tế đều chỉ trích động thái trên của chính quyền Mỹ, đi ngược lại với quan điểm của đại bộ phận các nước trên thế giới khi không hề có lý do xác đáng để ngừng thực thi thỏa thuận này.
Các nhà phân tích cho rằng, việc Mỹ quay lưng với JCPOA cho thấy rõ Washington muốn ngăn chặn ảnh hưởng đang ngày càng tăng của Iran tại khu vực, song điều này lại có thể làm tăng nguy cơ xung đột quân sự tại Trung Đông.
Có thể thấy, vai trò của Iran tại các điểm nóng của khu vực, như Syria, Iraq hay Yemen, trong thời gian gần đây rõ ràng đã khiến Mỹ cùng các đồng minh trong khu vực như Israel và Saudi Arabia, không hề hài lòng.
Tuy nhiên, việc ngăn chặn sức ảnh hưởng của Tehran vào thời điểm hiện nay được cho là không dễ dàng, bởi vị thế của Iran hiện nay tại Trung Đông đã khác nhiều.
Bằng hành động quay lại chính sách chủ chiến với Iran, chính quyền Trump dường như muốn gây sức ép để thương lượng lại một thỏa thuận mới mà Washington muốn chắc chắn hơn, với những giới hạn cứng rắn hơn dành cho Tehran.
Nhưng cho đến nay, Iran vẫn từ chối đàm phán lại và những phản ứng ban đầu của chính quyền Tehran sau quyết định của ông Trump được cho là mạnh mẽ nhưng cũng khôn khéo. Ngay sau quyết định rút khỏi thỏa thuận JCPOA của Mỹ, Iran đã tuyên bố sẽ vẫn duy trì thỏa thuận dù có Mỹ hay không.
Ngoài ra, quyết định của Tổng thống Trump còn được cho là có thể làm gia tăng căng thẳng với liên minh xuyên Đại Tây Dương kể từ khi ông nhậm chức 16 tháng trước, đặc biệt sau khi các nhà lãnh đạo châu Âu thời gian vừa qua đã tiến hành những chuyến thăm đến Washington và nhiều lần kêu gọi ông Trump không rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Hiện chính quyền Trump vẫn để ngỏ về khả năng đàm phán một thỏa thuận khác với các đồng minh, nhưng chưa rõ liệu các nước châu Âu có đi theo định hướng đó và liệu họ có thể thuyết phục Iran chấp nhận điều này hay không.
Hội nghị đã đạt được kết quả tích cực khi ba nhà lãnh đạo đạt được một tuyên bố đặc biệt, theo đó kêu gọi phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên, bày tỏ kỳ vọng vào sự thành công của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới, đồng thời khẳng định lập trường tiếp tục duy trì các nỗ lực chung của ba nước để đảm bảo thành công của hội nghị Hàn-Triều sẽ góp phần đảm bảo nền hòa bình và sự ổn định tại Đông Bắc Á.
Trong lĩnh vực hợp tác thương mại, ba nhà lãnh đạo đã tái khẳng định cam kết xây dựng một nền kinh tế thế giới mở và thúc đẩy thương mại tự do. Theo tuyên bố chung, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc nhận thức rõ vai trò quan trọng của ba nước chiếm hơn 20% tổng GDP toàn cầu này trong việc thúc đẩy sự thịnh vượng của thế giới; công nhận tầm quan trọng của tự do và mở cửa thương mại-đầu tư để đạt tăng trưởng; duy trì cam kết tự do hóa các nền kinh tế, đấu tranh chống mọi hình thức bảo hộ thương mại và cải thiện môi trường kinh doanh.
Hội nghị cấp cao Nhật-Trung-Hàn là một trong những cơ chế ngoại giao cấp cao quan trọng hàng đầu của khu vực, tạo ra những tác động to lớn đối với các chuyển động an ninh và thương mại của khu vực Đông Bắc Á. Được Hàn Quốc đề xuất năm 2004 bên lề Hội nghị ASEAN+3, hội nghị cấp cao Nhật-Trung-Hàn đã được lãnh đạo ba nước quyết định tổ chức thường niên, theo cơ chế luân phiên bắt đầu từ năm 2008. Tuy nhiên, do một số bất đồng, tiến trình này bị gián đoạn trong các năm 2013 và 2014.
Năm 2015, hội nghị được nối lại tại Seoul, Hàn Quốc, song lại tiếp tục bị gián đoạn trong năm 2016 và 2017 do căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc với Nhật Bản và các biến động chính trị tại Hàn Quốc.
Bước sang năm 2018, trong bối cảnh an ninh khu vực Đông Bắc Á đang chuyển động tích cực với tiến trình phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên chuẩn bị bước vào một giai đoạn bước ngoặt, còn nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, hội nghị cấp cao Nhật-Trung-Hàn được xem là cơ hội để ba nền kinh tế hàng đầu khu vực khôi phục lòng tin chiến lược và nâng tầm hợp tác.
Ba lực lượng chính tham gia tranh cử trong cuộc bỏ phiếu lần này là Liên minh Mặt trận quốc gia cầm quyền (BN), Liên minh Hy vọng đối lập (PH) và Đảng Hồi giáo liên Malaysia (PAS).
Kết quả kiểm phiếu được Ủy ban Bầu cử Malaysia công bố ngày 10-5 cho thấy, Liên minh Hy vọng (PH) do cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad (92 tuổi) lãnh đạo đã giành được 113 trong 222 ghế tại Hạ viện, vượt mức 112 ghế cần thiết để thành lập chính phủ mới.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Malaysia kể từ khi giành độc lập từ Anh vào năm 1957, một liên minh đối lập mới giành chiến thắng trong bầu cử.
Trong khi đó, Liên minh cầm quyền Mặt trận quốc gia (BN) của Thủ tướng Najib Razak chỉ giành được 79 ghế, giảm 54 ghế so kết quả cuộc bầu cử gần đây nhất. Còn Đảng Hồi giáo liên Malaysia (PAS) giành được 18 ghế.
Như vậy, kết quả của cuộc tổng tuyển cử này đã chấm dứt 60 năm cầm quyền của Liên minh Mặt trận quốc gia (BN), đánh dấu bước thụt lùi lớn của Liên minh Mặt trận quốc gia (BN) nếu so sánh với con số 133 ghế mà liên minh này giành được trong cuộc bầu cử năm 2013.
Đồng thời, kết quả của cuộc bầu cử cũng đánh dấu sự trở lại chính trường Malaysia của cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad. Trước đó, ông Mahathir đã từng điều hành Chính phủ Malaysia từ năm 1981 đến 2003.
Các nhà phân tích cho rằng, khi liên minh đối lập PH thành lập chính phủ mới, một số chính sách được đưa ra dưới thời liên minh BN cầm quyền sẽ bị hủy bỏ, trong đó có chính sách thuế hàng hóa và dịch vụ 6%. Trước đó, ông Mahathir cam kết sẽ áp dụng trở lại trợ cấp nhiên liệu và hủy các khoản nợ của nông dân trồng cọ.
Trong thông báo trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Trump nhấn mạnh: "Cả hai chúng tôi sẽ cố gắng biến cuộc gặp này thành thời khắc đặc biệt cho Hòa bình Thế giới."
Trước đó cùng ngày, kênh CNN đưa tin giới chức Mỹ đang tiến hành công tác chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra ở Singapore.
CNN dẫn lời 2 quan chức thạo tin tiết lộ Tổng thống Trump đã chỉ đạo các phụ tá chuẩn bị cho cuộc gặp ở Singapore.