Động đất mạnh 8,3 độ Richter kéo theo sóng thần ở Chile
Trận động đất xảy ra tối 16/9 theo giờ địa phương (tức sáng sớm 17/9 theo giờ Việt Nam), tâm chấn ở độ sâu gần 8km và cách thành phố Santiago hơn 200km về phía Tây Bắc. Sau động đất đã xuất hiện nhiều dư chấn, một số đợt mạnh trên 6 độ Richter.
Trận động đất mạnh này có thể được cảm nhận thấy ở tận Buenos Aires, thủ đô của Argentina cách đó 1.400km.
Xem thêm: Nạn nhân thiệt mạng trong vụ động đất ở Chile đã lên tới 12 người
Thủ tướng Tony Abbott bị loại khỏi chính trường trong một cuộc bỏ phiếu chóng vánh của nội bộ Đảng Tự do tối 14/9 và buộc phải nhường lại chiếc ghế "nóng" cho Bộ trưởng Truyền thông của mình, ông Malcolm Turnbull.
Ông Abbott phải ra đi sau hai năm dẫn dắt, đưa Liên minh Tự do - Quốc gia lên cầm quyền trong cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang Australia tháng 9/2013.
Xem thêm: Lịch sử có lặp lại với tân Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull?
Fed giữ nguyên lãi suất cơ bản và bức tranh u ám của kinh tế thế giới
Quyết định giữ nguyên lãi suất được Fed đưa ra ngày 17/9 sau cuộc họp kéo dài hai ngày càng làm gia tăng quan ngại về triển vọng không mấy sáng sủa của nền kinh tế thế giới, đồng thời mở ra khả năng ngân hàng này sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ vào cuối năm nay.
Quyết định không điều chỉnh tỷ lệ lãi suất cơ bản được Fed đưa ra trong bối cảnh có những quan ngại về nền kinh tế toàn cầu, những biến động của thị trường tài chính cũng như tỷ lệ lạm phát thấp của nền kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, Fed vẫn để ngỏ khả năng nâng lãi suất vào cuối năm nay. Fed cho rằng thị trường toàn cầu hiện vẫn còn nhiều bất ổn và những rủiro của nền kinh tế thế giới đã khiến ngân hàng này trì hoãn việc tănglãi suất lần đầu tiên trong gần một thập kỷ qua. Nhờ vậy, các tài sảnvốn được coi là an toàn như vàng đã đồng loạt lên giá.
Phản ứng trước quyết định trên, chỉ số đồng USD xuống mức thấp nhất trong 3 tuần qua, thị trường vàng thế giới chứng kiến giá kim loại quý này tăng lên mức cao nhất trong hai tuần trở lại đây. Trong khi đó, "vàng đen" quay đầu giảm giá do các nhà đầu tư quan ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể bị tác động.
Xem thêm: Nhân tố Trung Quốc có ảnh hưởng đến quyết sách của Fed?
Bộ Ngoại giao Ai Cập ngày 16/9 cho biết chính phủ nước này cam kết tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng, nhanh chóng và minh bạch về vụ không kích nhầm nói trên.
Xem thêm: Tổng thống Ai Cập lên tiếng vụ bắn nhầm khách du lịch Mexico
Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí gia hạn thêm sáu tháng lệnh trừng phạt đối với các cá nhân và tổ chức của Nga và Ukraine liên quan đến cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine và sự kiện Moskva sáp nhập trở lại bán đảo Crimea hồi tháng Ba năm ngoái.
Trong thông cáo đưa ra ngày 14/9, Hội đồng các bộ trưởng của EU đã quyết định kéo dài lệnh trừng phạt đối với 149 cá nhân và 37 thực thể Nga và Ukraine tới tháng ngày 15/3/2016 với lý do những nhân vật này hậu thuẫn lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine. Quyết định trên được thông qua một ngày trước khi các biện pháp trừng phạt hiện nay hết hiệu lực.
Xem thêm: Liên minh châu Âu gia hạn lệnh trừng phạt Nga thêm sáu tháng
KCNA ngày 18/9 đăng tải hình ảnh cùng bài bình luận với nội dung khẳng định “Vệ tinh nhân tạo là biểu tượng của quốc gia có chủ quyền.”
Trước đây, mỗi lần Triều Tiên phóng tên lửa nước này thường tuyên bố là phóng vệ tinh.
Triều Tiên cho rằng việc phóng vệ tinh vào không gian là quyền chủ quyền của nước này trong khi Mỹ, Hàn Quốc và Phương Tây cho rằng đây có thể là vỏ bọc cho một vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Xem thêm: Triều Tiên công khai tái xác nhận sẽ phóng tên lửa đạn đạo
Hôm 23/1, Hội đồng Lập pháp quốc gia Thái Lan (NLA) đã bỏ phiếu nhất trí buộc tội bà Yingluck vì đã xao nhãng nhiệm vụ của mình trong việc giám sát chương trình trợ cấp lúa gạo và gây thiệt hại cho đất nước hàng tỷ bath.
Với lời buộc tội này, bà Yingluck sẽ bị cấm tham gia các hoạt động chính trị trong vòng 5 năm.
Xem thêm: Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck phải bồi thường hàng trăm tỷ baht
Cuba có Đại sứ đầu tiên tại Mỹ sau nửa thế kỷ
Trong cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ với Đại sứ Jose Cabanas, hai bên nhất trí việc chính thức bổ nhiệm Đại sứ Cuba tại Mỹ là một bước tiến nữa trong tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước. Hiện Mỹ chưa chỉ định Đại sứ tại Cuba.
Ông Jose Cabanas là người đứng đầu cơ quan đại diện quyền lợi của Cuba tại Mỹ từ năm 2012 , sau đó đảm nhiệm chức đại biện lâm thời khi Cuba và Mỹ chính thức mở cửa các đại sứ quán tại thủ đô mỗi nước ngày 20/7 vừa qua.
Trong sự nghiệp ngoại giao của mình, ông Cabanas từng giữ chức Thứ trưởng Ngoại giao Cuba và Đại sứ Cuba tại Áo.
Xem thêm: Đại sứ Cuba trình thư ủy nhiệm lên Tổng thống Barack Obama
Sáng sớm 19/9, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự luật an ninh nhằm mở rộng vai trò của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) ở nước ngoài, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ phía các nghị sĩ đối lập.
Động thái này đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách an ninh của Nhật Bản thời hậu chiến, cho phép binh sỹ nước này tham chiến ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Trước đó một ngày, các đảng đối lập tại Nhật Bản đã đệ trình một loạt kiến nghị lên Thượng viện nước này, bao gồm kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Chủ tịch Thượng viện Masaaki Yamazaki, bỏ phiếu bất tín nhiệm Nội các tại Hạ viện và kiến nghị khiển trách Thủ tướng Shinzo Abe tại Thượng viện, nhằm cản trở việc thông qua dự luật an ninh gây tranh cãi nói trên.
Xem thêm: Phản ứng của các nước về đạo luật an ninh mới của Nhật Bản
Đây là kết quả do Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) tiến hành và công bố ngày 16/9 sau khi khảo sát và nghiên cứu 5.829 quần thể của 1.234 loài trên.
Theo báo cáo của WWF, trong giai đoạn từ năm 1970 - 2010, số lượng quần thể cá đã giảm đáng kể chủ yếu do hoạt động đánh bắt cá bừa bãi, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Theo đó, cá ngừ và cá thu có số lượng giảm nghiêm trọng, tới 74% trong 40 năm qua.
Xem thêm: Quần thể các loài thú biển và cá giảm một nửa chỉ trong 4 thập kỷ