Nhiều tỉnh thành, ngành tổ chức thành công Đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020
Trong tuần, các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Quảng Nam, Nghệ An, Điện Biên, Bình Thuận, Đắk Lắk, Bến Tre, Lai Châu, Tây Ninh, Gia Lai, Đà Nẵng, Trà Vinh, Bình Định, Hậu Giang, Phú Yên, Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm, Đồng, Cao Bằng, Long An, Kiên Giang, Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ.
Cũng trong tuần, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương và Đại hội Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Khối gồm 55 Ủy viên. Ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, sáng 14/10. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
Xem thêm tại đây: TP. HCM hướng đến lấy chính quyền điện tử làm trung tâm
Cũng trong tuần, Đại hội Đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương và Đại hội Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Khối gồm 55 Ủy viên. Ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng tiếp tục được bầu giữ chức Bí thư.
Xem thêm tại đây: TP. HCM hướng đến lấy chính quyền điện tử làm trung tâm
Thoái vốn Nhà nước: Cần minh bạch đấu giá cổ phần cho nhà đầu tư
Trước thông tin Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) xem xét việc thoái hết vốn Nhà nước tại 10 doanh nghiệp, một số doanh nghiệp trong số này cho rằng, Nhà nước cần bán đấu giá công khai, rộng rãi và minh bạch để đem về lợi ích cao nhất.
Đánh giá tác động của việc thoái hết vốn Nhà nước, các doanh nghiệp cho rằng trước mắt sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Hiện cả 10 doanh nghiệp được xem xét thoái vốn lần này đều đang hoạt động kinh doanh hiệu quả và đóng vai trò quan trọng trong các ngành, lĩnh vực liên quan, do đó, việc thoái hết vốn Nhà nước được dự báo sẽ có tác động không nhỏ đến sự phát triển của các ngành, nhất là trong bối cảnh Hiệp định TPP có hiệu lực sắp tới.
Một góc dây chuyền đóng gói tự động trong Nhà máy thứ 2 của Vinamilk tại KCN Mỹ Phước 2, tỉnh Bình Dương. (Ảnh: Thế Anh/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Thoái vốn Nhà nước: Cần minh bạch đấu giá cổ phần cho nhà đầu tư
Đánh giá tác động của việc thoái hết vốn Nhà nước, các doanh nghiệp cho rằng trước mắt sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Hiện cả 10 doanh nghiệp được xem xét thoái vốn lần này đều đang hoạt động kinh doanh hiệu quả và đóng vai trò quan trọng trong các ngành, lĩnh vực liên quan, do đó, việc thoái hết vốn Nhà nước được dự báo sẽ có tác động không nhỏ đến sự phát triển của các ngành, nhất là trong bối cảnh Hiệp định TPP có hiệu lực sắp tới.
Xem thêm tại đây: Thoái vốn Nhà nước: Cần minh bạch đấu giá cổ phần cho nhà đầu tư
Việt Nam mất hơn 20% GDP cho chi phí logistics mỗi năm
Tại Diễn đàn logistics lần thứ 3 tổ chức ngày 16/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, logistics trở thành ngành dịch vụ quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng kinh tế.
Tuy nhiên, những năm qua chi phí hoạt động logistics của Việt Nam vẫn chiếm đến 20%-25% GDP cả nước, gây lãng phí nhiều nguồn lực trong nước. Sự cạnh tranh về giá, hoạt động manh mún, chụp giật lẫn nhau, làm thuê cho các công ty nước ngoài ngay trên sân nhà vẫn là tình trạng chung của các nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam.
Do vậy, việc giảm chi phí logistics sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng sức cạnh tranh trong môi trường hội nhập.
Xem thêm tại đây: Việt Nam mất hơn 20% GDP cho chi phí logistics mỗi năm
Tuy nhiên, những năm qua chi phí hoạt động logistics của Việt Nam vẫn chiếm đến 20%-25% GDP cả nước, gây lãng phí nhiều nguồn lực trong nước. Sự cạnh tranh về giá, hoạt động manh mún, chụp giật lẫn nhau, làm thuê cho các công ty nước ngoài ngay trên sân nhà vẫn là tình trạng chung của các nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam.
Do vậy, việc giảm chi phí logistics sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng sức cạnh tranh trong môi trường hội nhập.
Xem thêm tại đây: Việt Nam mất hơn 20% GDP cho chi phí logistics mỗi năm
Xây dựng chuẩn nghèo đa chiều cho giai đoạn 2016-2020
Theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xây dựng chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 theo hướng đa chiều. Theo đó, chuẩn nghèo đa chiều đầu tiên vẫn tính theo mức thu nhập.
Mức thu nhập Bộ đề xuất với Chính phủ dự kiến sẽ cao hơn mức hiện nay (phụ thuộc vào khả năng ngân sách của Nhà nước để quyết định chuẩn này).
Thứ hai là những chuẩn để người nghèo có thể tiếp cận được với các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục, nước sạch, thông tin…
Chính vì vậy, chuẩn nghèo đa chiều không chỉ có chuẩn nghèo thu nhập mà còn là chuẩn nghèo để tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các dịch vụ cơ bản, thiết yếu về sức khỏe, học tập cũng như các thông tin.
Xem thêm tại đây: Việt Nam nỗ lực thực hiện các biện pháp giảm nghèo bền vững
Mức thu nhập Bộ đề xuất với Chính phủ dự kiến sẽ cao hơn mức hiện nay (phụ thuộc vào khả năng ngân sách của Nhà nước để quyết định chuẩn này).
Thứ hai là những chuẩn để người nghèo có thể tiếp cận được với các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục, nước sạch, thông tin…
Chính vì vậy, chuẩn nghèo đa chiều không chỉ có chuẩn nghèo thu nhập mà còn là chuẩn nghèo để tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các dịch vụ cơ bản, thiết yếu về sức khỏe, học tập cũng như các thông tin.
Xem thêm tại đây: Việt Nam nỗ lực thực hiện các biện pháp giảm nghèo bền vững
Tận dụng tốt cơ hội từ TPP: Cần tạo môi trường minh bạch và cải cách thế chế
Để tận dụng tốt những cơ hội từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Việt Nam cần tạo dựng môi trường đầu tư minh bạch và cạnh tranh và cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, thúc đẩy tinh thần kinh doanh, tăng cường trao đổi, đối thoại với doanh nghiệp, hiệp hội…
Những yếu tố này sẽ góp phần tạo động lực lớn cho kinh tế Việt Nam khi tham gia TPP.
Công ty Dệt Hà Nam đầu tư hàng chục tỷ đồng lắp đặt dây chuyền se sợi xuất khẩu hiện đại chuẩn bị cho tiến trình hội nhập thực hiện TPP. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Việt Nam cần làm gì để tận dụng tốt những cơ hội từ TPP
Những yếu tố này sẽ góp phần tạo động lực lớn cho kinh tế Việt Nam khi tham gia TPP.
Xem thêm tại đây: Việt Nam cần làm gì để tận dụng tốt những cơ hội từ TPP
Tết Âm lịch 2016: Cán bộ, công chức nghỉ 9 ngày, không phải đi làm bù
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa có tờ trình Chính phủ về việc nghỉ lễ, Tết năm 2016 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội.
Theo đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội nghỉ Tết Bính Thân từ ngày 6/2/2016 đến ngày 14/2/2016 (tức từ 28 tháng Chạp năm Ất Mùi đến hết ngày 7 Tết Bính Thân), tổng cộng 9 ngày gồm 5 ngày nghỉ Tết và 4 ngày nghỉ hàng tuần.
Xem thêm tại đây: Tết Âm lịch 2016: Cán bộ, công chức nghỉ 9 ngày, không phải đi làm bù
Theo đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội nghỉ Tết Bính Thân từ ngày 6/2/2016 đến ngày 14/2/2016 (tức từ 28 tháng Chạp năm Ất Mùi đến hết ngày 7 Tết Bính Thân), tổng cộng 9 ngày gồm 5 ngày nghỉ Tết và 4 ngày nghỉ hàng tuần.
Xem thêm tại đây: Tết Âm lịch 2016: Cán bộ, công chức nghỉ 9 ngày, không phải đi làm bù
Đề nghị công nhận ấn vàng triều Nguyễn là bảo vật quốc gia
Thông tin từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam cho hay, đơn vị này đã lựa chọn ấn vàng Sắc Mệnh chi bảo (năm Minh Mệnh thứ 8 - 1827), bia điện Nam Giao và bức tranh “Hồ Chủ tịch và thiếu nhi Trung, Nam, Bắc.” để lập hồ sơ khoa học đề nghị được công nhận là bảo vật quốc gia.
Theo đại diện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, ba hiện vật này được lựa chọn lần này dựa trên những tiêu chí để xác định hiện vật là bảo vật quốc gia như tính độc bản, độc đáo, có giá trị đặc biệt đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước.
Ấn vàng Sắc Mệnh chi bảo được lựa chọn để lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận là bảo vật quốc gia. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Xem thêm tại đây: Đề nghị công nhận ấn vàng triều Nguyễn là bảo vật quốc gia
Theo đại diện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, ba hiện vật này được lựa chọn lần này dựa trên những tiêu chí để xác định hiện vật là bảo vật quốc gia như tính độc bản, độc đáo, có giá trị đặc biệt đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước.
Xem thêm tại đây: Đề nghị công nhận ấn vàng triều Nguyễn là bảo vật quốc gia
Hành khách gây bạo loạn tại cảng hàng không bị cấm bay vĩnh viễn
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không.
Theo Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/11, ngành hàng không sẽ cấm vận chuyển vĩnh viễn đối với đối tượng đã bị xử lý nhưng vẫn vi phạm một trong các trường hợp bị cấm vận chuyển trên 12 đến 24 tháng; người có hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 190 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam; người chiếm đoạt, gây bạo loạn tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ điều hành bay.
Xem thêm tại đây: Hành khách gây bạo loạn tại cảng hàng không bị cấm bay vĩnh viễn
Theo Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/11, ngành hàng không sẽ cấm vận chuyển vĩnh viễn đối với đối tượng đã bị xử lý nhưng vẫn vi phạm một trong các trường hợp bị cấm vận chuyển trên 12 đến 24 tháng; người có hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 190 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam; người chiếm đoạt, gây bạo loạn tại cảng hàng không, sân bay và cơ sở cung cấp dịch vụ điều hành bay.
Xem thêm tại đây: Hành khách gây bạo loạn tại cảng hàng không bị cấm bay vĩnh viễn
Bộ trưởng Bộ Công an yêu cầu làm rõ vụ Đỗ Đăng Dư tử vong
Ngày 14/10, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang chỉ đạo, yêu cầu Giám đốc Công an thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, kết luận vụ án cố ý gây thương tích xảy ra tại Trại tạm giam số 3 (Công an thành phố Hà Nội) làm bị can Đỗ Đăng Dư (sinh năm 1998) tử vong.
Bộ trưởng Bộ Công an cũng yêu cầu Giám đốc Công an Hà Nội làm rõ toàn bộ quá trình công tác quản lý tạm giam của cán bộ, chiến sỹ có liên quan đến vụ việc, nếu có sai phạm thì xử lý theo quy định pháp luật.
Xem thêm tại đây: Bộ trưởng Bộ Công an yêu cầu làm rõ vụ Đỗ Đăng Dư tử vong
Bộ trưởng Bộ Công an cũng yêu cầu Giám đốc Công an Hà Nội làm rõ toàn bộ quá trình công tác quản lý tạm giam của cán bộ, chiến sỹ có liên quan đến vụ việc, nếu có sai phạm thì xử lý theo quy định pháp luật.
Xem thêm tại đây: Bộ trưởng Bộ Công an yêu cầu làm rõ vụ Đỗ Đăng Dư tử vong
Vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đang "tàn phá" môi trường nông thôn
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng từ 70.000 đến hơn 160.000 tấn thành phẩm hóa chất bảo vệ thực vật. Ước tính lượng bao bì, vỏ đựng thuốc chiếm khoảng 10% khối lượng tổng số thuốc tiêu thụ, số lượng bao bì, vỏ đựng thuốc bảo vệ thực vật lên tới hàng chục nghìn tấn mỗi năm.
Lượng bao bì này không được thu gom đã gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đe dọa sức khỏe cộng đồng.
Xem thêm tại đây: Vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đang "tàn phá" môi trường nông thôn
Lượng bao bì này không được thu gom đã gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đe dọa sức khỏe cộng đồng.
Xem thêm tại đây: Vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đang "tàn phá" môi trường nông thôn
(TTXVN/Vietnam+)