Khởi tố vụ án và bị can với nhà báo nhận tiền doanh nghiệp tại tỉnh Yên Bái và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước là 2 trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Bức tranh kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm có dấu hiệu khởi sắc
Phát biểu tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm 2017 tổ chức tại Hà Nội, sáng 29/6, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, tiến sỹ Nguyễn Bích Lâm cho biết tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2017 ước tính tăng 5,73% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, quý 1 tăng 5,15%; quý 2 đã khởi sắc hơn quý 1 với tốc độ tăng 6,17%.
Theo đánh giá, khoảng cách giữa tăng trưởng GDP quý 1 và GDP quý 2 đã được kéo dãn lên 1% là một bước đột phá nhờ những nỗ lực trong điều hành kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ.
Nhận định về tình hình kinh tế xã hội sáu tháng đầu năm, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm cho biết, kinh tế-xã hội Việt Nam đã có chuyển biến theo hướng tích cực.
Kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, tăng trưởng quý 2 cao hơn quý trước; lạm phát được kiểm soát, mặt bằng lãi suất, tỷ giá ổn định; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; xuất khẩu tăng cao, thu hút khách quốc tế và đầu tư nước ngoài đạt khá.
Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử gia dụng tại công ty LG Electronics Việt Nam. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Xem thêm: Bức tranh kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm có dấu hiệu khởi sắc
Theo đánh giá, khoảng cách giữa tăng trưởng GDP quý 1 và GDP quý 2 đã được kéo dãn lên 1% là một bước đột phá nhờ những nỗ lực trong điều hành kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ.
Nhận định về tình hình kinh tế xã hội sáu tháng đầu năm, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm cho biết, kinh tế-xã hội Việt Nam đã có chuyển biến theo hướng tích cực.
Kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, tăng trưởng quý 2 cao hơn quý trước; lạm phát được kiểm soát, mặt bằng lãi suất, tỷ giá ổn định; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; xuất khẩu tăng cao, thu hút khách quốc tế và đầu tư nước ngoài đạt khá.
Xem thêm: Bức tranh kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm có dấu hiệu khởi sắc
Xoài da xanh miền Bắc lần đầu tiên được xuất khẩu sang Australia
Chiều 28/6, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) phối hợp với Trung tâm chiếu xạ Hà Nội (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) đã tổ chức chiếu xạ 3,5 tấn xoài tượng da xanh đầu tiên của tỉnh Sơn La xuất khẩu sang thị trường Australia.
Theo đại diện Cục Bảo vệ thực vật, đây là lần đầu tiên tại phía Bắc, lô xoài trồng tại Sơn La được doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu sang thị trường Australia.
Lô xoài xuất khẩu lần này được bán với giá 22.000 đồng/kg, trong khi giá thị trường tự do đang bán là khoảng 16.000 đồng/kg. Với mức giá xuất khẩu này, nông dân trồng xoài đã có thu nhập cao hơn từ 15-20%.
Xem thêm: Xoài da xanh miền Bắc lần đầu tiên được xuất khẩu sang Australia
Theo đại diện Cục Bảo vệ thực vật, đây là lần đầu tiên tại phía Bắc, lô xoài trồng tại Sơn La được doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu sang thị trường Australia.
Lô xoài xuất khẩu lần này được bán với giá 22.000 đồng/kg, trong khi giá thị trường tự do đang bán là khoảng 16.000 đồng/kg. Với mức giá xuất khẩu này, nông dân trồng xoài đã có thu nhập cao hơn từ 15-20%.
Xem thêm: Xoài da xanh miền Bắc lần đầu tiên được xuất khẩu sang Australia
Cổ phần hóa ì ạch: Vẫn do lãnh đạo doanh nghiệp ngáng đường?
Theo ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, tới giữa tháng 6/2017, mới có 19 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa mà nguyên nhân của việc chậm trễ này là bởi sự chần chừ, e ngại của lãnh đạo các doanh nghiệp.
Nhận định tại buổi họp báo chiều 29/6, ông Đặng Quyết Tiến thừa nhận là tiến độ này thậm chí còn chậm hơn so với năm trước.
Với thoái vốn, ông Tiến cũng cho rằng, hoạt động này cũng chậm. Công bố trước đó của Bộ Tài chính trong 5 tháng cho thấy, các tập đoàn, tổng công ty đã thoái được 3.445 tỷ đồng và thu về 14.806 tỷ đồng. Theo ông Tiến, việc chậm trễ trên về khách quan là do khả năng hấp thụ của thị trường chưa lớn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn được ông khẳng định là từ chính các lãnh đạo doanh nghiệp.
Xem thêm: Cổ phần hóa ì ạch: Vẫn do lãnh đạo doanh nghiệp ngáng đường?
Nhận định tại buổi họp báo chiều 29/6, ông Đặng Quyết Tiến thừa nhận là tiến độ này thậm chí còn chậm hơn so với năm trước.
Với thoái vốn, ông Tiến cũng cho rằng, hoạt động này cũng chậm. Công bố trước đó của Bộ Tài chính trong 5 tháng cho thấy, các tập đoàn, tổng công ty đã thoái được 3.445 tỷ đồng và thu về 14.806 tỷ đồng. Theo ông Tiến, việc chậm trễ trên về khách quan là do khả năng hấp thụ của thị trường chưa lớn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn được ông khẳng định là từ chính các lãnh đạo doanh nghiệp.
Xem thêm: Cổ phần hóa ì ạch: Vẫn do lãnh đạo doanh nghiệp ngáng đường?
Khởi tố vụ án, khởi tố bị can với nhà báo nhận tiền doanh nghiệp
Ngày 23/6, Công an thành phố Yên Bái đã quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Lê Duy Phong về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản", xảy ra ngày 22/6, tại tổ 66 phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát cho biết, đến nay, Bộ Công an đã có báo cáo ban đầu từ Công an thành phố Yên Bái.
Ngày 16/6, nhà báo Duy Phong đã lên Yên Bái gặp Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái Vũ Xuân Sáng.Trong buổi gặp, nhà báo Duy Phong đã nêu một số vi phạm liên quan đến quản lý nhà nước về kế hoạch đầu tư của Yên Bái và yêu cầu ông Sáng chuyển cho nhà báo này 200 triệu đồng. Ông Sáng không đủ tiền nên chuyển trước cho nhà báo Duy Phong 100 triệu đồng, chiều ngày hôm đó chuyển tiếp 100 triệu đồng nữa.
Ngày 22/6, cơ quan Công an thành phố Yên Bái đã bắt quả tang nhà báo Duy Phong đang nhận 50 triệu đồng của một doanh nghiệp.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo của ông Lê Duy Phong, công tác tại Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Xem thêm: Khởi tố vụ án, khởi tố bị can với nhà báo nhận tiền doanh nghiệp
Trung tướng Đỗ Kim Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát cho biết, đến nay, Bộ Công an đã có báo cáo ban đầu từ Công an thành phố Yên Bái.
Ngày 16/6, nhà báo Duy Phong đã lên Yên Bái gặp Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái Vũ Xuân Sáng.Trong buổi gặp, nhà báo Duy Phong đã nêu một số vi phạm liên quan đến quản lý nhà nước về kế hoạch đầu tư của Yên Bái và yêu cầu ông Sáng chuyển cho nhà báo này 200 triệu đồng. Ông Sáng không đủ tiền nên chuyển trước cho nhà báo Duy Phong 100 triệu đồng, chiều ngày hôm đó chuyển tiếp 100 triệu đồng nữa.
Ngày 22/6, cơ quan Công an thành phố Yên Bái đã bắt quả tang nhà báo Duy Phong đang nhận 50 triệu đồng của một doanh nghiệp.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo của ông Lê Duy Phong, công tác tại Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.
Xem thêm: Khởi tố vụ án, khởi tố bị can với nhà báo nhận tiền doanh nghiệp
Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm chính thức Liên bang Nga
Trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga (từ ngày 28/6-1/7), Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã hội đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, hội kiến Thủ tướng Dmitry Medvedev, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Nga Valentina Matvienko, Chủ tịch Duma quốc gia Quốc hội Nga Vyacheslav Volodin.
Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Vladimir Putin đã đánh giá tình hình và triển vọng tiếp tục củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga, đề ra những biện pháp nhằm tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực ưu tiên, thảo luận các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Sau hội đàm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Vladimir Putin đã chứng kiến lễ ký kết nhiều văn kiện quan trọng
Kết thúc chuyến thăm, hai nước đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Liên bang Nga.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin bắt tay sau Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
Xem thêm: Dư luận Nga đánh giá tích cực chuyến thăm của Chủ tịch nước
Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Vladimir Putin đã đánh giá tình hình và triển vọng tiếp tục củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga, đề ra những biện pháp nhằm tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực ưu tiên, thảo luận các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Sau hội đàm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Vladimir Putin đã chứng kiến lễ ký kết nhiều văn kiện quan trọng
Kết thúc chuyến thăm, hai nước đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Liên bang Nga.
Xem thêm: Dư luận Nga đánh giá tích cực chuyến thăm của Chủ tịch nước
6 tháng đầu năm nay, cả nước thu hút 19,22 tỷ vốn FDI
Ngày 27/6, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, sáu tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so cùng kỳ năm 2016.
Ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 7,72 tỷ USD, tăng 6,5% so cùng kỳ năm 2016.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm nhất, với tổng số vốn là 9,48 tỷ USD, chiếm 49,3% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 6 tháng đầu năm; sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 5,25 tỷ USD, chiếm 27,34% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là khai khoáng, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,28 tỷ USD, chiếm 6,68% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Xem thêm: Đồng Nai thu hút gần 90 dự án FDI trong 6 tháng đầu năm
Ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 7,72 tỷ USD, tăng 6,5% so cùng kỳ năm 2016.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm nhất, với tổng số vốn là 9,48 tỷ USD, chiếm 49,3% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 6 tháng đầu năm; sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 5,25 tỷ USD, chiếm 27,34% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là khai khoáng, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,28 tỷ USD, chiếm 6,68% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Xem thêm: Đồng Nai thu hút gần 90 dự án FDI trong 6 tháng đầu năm
Tuyên phạt bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước
Chiều 29/6/2017, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (sinh năm 1979, thường trú tại phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang) 10 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa khởi tố, bắt tạm giam ngày 10-10-2016 về tội danh nói trên.
Từ năm 2012 đến tháng 10/2016, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sử dụng facebook cá nhân để soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung sai sự thật, không có căn cứ, xuyên tạc, đả kích, phê phán đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Thông qua đó, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã tuyên truyền, kích động nhân dân chống lại Nhà nước, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Xem thêm: Tuyên phạt bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước
Bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa khởi tố, bắt tạm giam ngày 10-10-2016 về tội danh nói trên.
Từ năm 2012 đến tháng 10/2016, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sử dụng facebook cá nhân để soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung sai sự thật, không có căn cứ, xuyên tạc, đả kích, phê phán đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Thông qua đó, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã tuyên truyền, kích động nhân dân chống lại Nhà nước, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Xem thêm: Tuyên phạt bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước
Ồ ạt xin cấp phép bay: “Miếng bánh” thị phần hàng không có béo bở?
Nhiều hãng hàng không tư nhân đang xếp hàng xin chờ cấp phép bay khi “miếng bánh” thị phần hàng không “béo bở” theo đánh giá vẫn còn nhiều dư địa đến 2030.
Theo đánh giá của cơ quan Nhà nước và chuyên gia giao thông, những nhân tố mới ồ ạt đầu tư vào chờ bay trên bầu trời Việt giúp thị trường tiếp tục được chia nhỏ, tăng tính cạnh tranh và hành khách chính là người được hưởng lợi nhiều nhất về giá vé cũng như tăng chất lượng dịch vụ.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất chính là hạ tầng sân bay không đáp ứng sự tăng trưởng nóng của hàng không. Đây chính là rào cản khiến các hãng hàng không có ý định bay này khó có thể cất cánh.
Xem thêm: Ồ ạt xin cấp phép bay: “Miếng bánh” thị phần hàng không có béo bở?
Theo đánh giá của cơ quan Nhà nước và chuyên gia giao thông, những nhân tố mới ồ ạt đầu tư vào chờ bay trên bầu trời Việt giúp thị trường tiếp tục được chia nhỏ, tăng tính cạnh tranh và hành khách chính là người được hưởng lợi nhiều nhất về giá vé cũng như tăng chất lượng dịch vụ.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất chính là hạ tầng sân bay không đáp ứng sự tăng trưởng nóng của hàng không. Đây chính là rào cản khiến các hãng hàng không có ý định bay này khó có thể cất cánh.
Xem thêm: Ồ ạt xin cấp phép bay: “Miếng bánh” thị phần hàng không có béo bở?
Nhiều trẻ bị liệt tứ chi, hôn mê sâu do mắc viêm não Nhật Bản
Chiều 26/6, theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian gần đây, gia tăng nhiều trường hợp bệnh nhi mắc bệnh viêm não Nhật Bản.
Đặc biệt, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng và để lại nhiều di chứng nặng nề.
Tính từ đầu năm 2017 đến nay, khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) đã tiếp nhận 176 ca viêm não trong đó có 24 trường hợp là viêm não Nhật Bản.Chỉ tính riêng trong tháng Sáu, đã có 21 trẻ nhập viện vì bệnh này.
Mặc dù phần lớn số trẻ đã được tiêm phòng đầy đủ vắcxin phòng bệnh, nhưng vẫn còn một số trường hợp trẻ mắc bệnh do sức đề kháng kém, chưa tiêm vắcxin hoặc tiêm không đủ số mũi.
Xem thêm: Nhiều trẻ bị liệt tứ chi, hôn mê sâu do mắc viêm não Nhật Bản
Đặc biệt, nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng và để lại nhiều di chứng nặng nề.
Tính từ đầu năm 2017 đến nay, khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương) đã tiếp nhận 176 ca viêm não trong đó có 24 trường hợp là viêm não Nhật Bản.Chỉ tính riêng trong tháng Sáu, đã có 21 trẻ nhập viện vì bệnh này.
Mặc dù phần lớn số trẻ đã được tiêm phòng đầy đủ vắcxin phòng bệnh, nhưng vẫn còn một số trường hợp trẻ mắc bệnh do sức đề kháng kém, chưa tiêm vắcxin hoặc tiêm không đủ số mũi.
Xem thêm: Nhiều trẻ bị liệt tứ chi, hôn mê sâu do mắc viêm não Nhật Bản
Việt Nam có khả năng đạt mục tiêu đón 13 triệu khách quốc tế năm nay
Kết thúc sáu tháng đầu năm 2017, du lịch Việt Nam đã đón 6,2 triệu lượt khách quốc tế, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2016.
Như vậy, trung bình mỗi tháng, du lịch Việt Nam đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế - một con số rất ấn tượng, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn, với mức tăng trưởng 30% như sáu tháng đầu năm 2017, nếu không có các yếu tố bất thường tác động, mức tăng trưởng từ 25-30% tức là từ 12,5-13 triệu lượt khách quốc tế cho cả năm 2017 là hoàn toàn khả thi.
Xem thêm: Việt Nam có khả năng đạt mục tiêu đón 13 triệu khách quốc tế năm nay
Như vậy, trung bình mỗi tháng, du lịch Việt Nam đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế - một con số rất ấn tượng, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn, với mức tăng trưởng 30% như sáu tháng đầu năm 2017, nếu không có các yếu tố bất thường tác động, mức tăng trưởng từ 25-30% tức là từ 12,5-13 triệu lượt khách quốc tế cho cả năm 2017 là hoàn toàn khả thi.
Xem thêm: Việt Nam có khả năng đạt mục tiêu đón 13 triệu khách quốc tế năm nay
(TTXVN/Vietnam+)