Thủ tướng chỉ đạo ngăn chặn dịch sốt xuất huyết và vụ nổ mìn tự tạo tại Hà Nội làm 1 người chết là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Cùng VietnamPlus điểm lại những sự kiện nổi bật trong tuần từ 7-13/9:
Tăng trưởng kinh tế cả năm của Việt Nam có thể đạt 6,4%
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính toán của các chuyên gia cho thấy tác động của việc đồng nhân dân tệ giảm giá và biến động giá dầu thời gian qua không lớn, do đó, dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2015 của Việt Nam vẫn có thể đạt ở mức 6,4%.
Các chuyên gia kinh tế lý giải Việt Nam nhập khẩu lớn từ Trung Quốc với cơ cấu nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu và máy móc thiết bị. Vì vậy, việc đồng nhân dân tệ giảm giá cùng với giá xăng, dầu xuống thấp, tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, hàng hóa Việt Nam sẽ gặp nhiều bất lợi khi cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc, nhất là mặt hàng tiêu dùng.
Xem thêm tại đây: Tăng trưởng kinh tế cả năm của Việt Nam có thể đạt 6,4%
Các chuyên gia kinh tế lý giải Việt Nam nhập khẩu lớn từ Trung Quốc với cơ cấu nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu và máy móc thiết bị. Vì vậy, việc đồng nhân dân tệ giảm giá cùng với giá xăng, dầu xuống thấp, tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, hàng hóa Việt Nam sẽ gặp nhiều bất lợi khi cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc, nhất là mặt hàng tiêu dùng.
Xem thêm tại đây: Tăng trưởng kinh tế cả năm của Việt Nam có thể đạt 6,4%
Thủ tướng nhấn nút kết nối thực hiện cơ chế một cửa quốc gia
Sáng 8/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn nút, công bố chính thức thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và kết nối kỹ thuật cơ chế một cửa ASEAN.
Việc chính thức thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và kết nối kỹ thuật cơ chế một cửa ASEAN của Việt Nam là bước ngoặt cho thực hiện cải cách hành chính, hướng tới Chính phủ điện tử.
Cùng với Indonesia, Malaysia và Thái Lan, Việt Nam trở thành một trong 4 quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á kết nối kỹ thuật Cơ chế một cửa ASEAN.
Dự kiến đến tháng 10, 5 nước Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam sẽ hoàn tất kết nối kỹ thuật để sẵn sàng kết nối đầy đủ vào tháng 12.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thực hiện nghi thức tại Lễ Công bố chính thức thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và kết nối kỹ thuật cơ chế một cửa ASEAN. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Thủ tướng nhấn nút kết nối thực hiện cơ chế một cửa quốc gia
Việc chính thức thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và kết nối kỹ thuật cơ chế một cửa ASEAN của Việt Nam là bước ngoặt cho thực hiện cải cách hành chính, hướng tới Chính phủ điện tử.
Cùng với Indonesia, Malaysia và Thái Lan, Việt Nam trở thành một trong 4 quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á kết nối kỹ thuật Cơ chế một cửa ASEAN.
Dự kiến đến tháng 10, 5 nước Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam sẽ hoàn tất kết nối kỹ thuật để sẵn sàng kết nối đầy đủ vào tháng 12.
Xem thêm tại đây: Thủ tướng nhấn nút kết nối thực hiện cơ chế một cửa quốc gia
Thông xe tuyến liên vận quốc tế giữa Campuchia-Lào-Việt Nam
Ngày 9/9, tại cặp cửa khẩu Hoa Lư (tỉnh Bình Phước)-Trapeang Sre (Campuchia), Bộ Giao thông vận tải Việt Nam phối hợp Bộ Giao thông Công chính Campuchia, Bộ Công chính và Vận tải Lào tổ chức thông xe tuyến liên vận quốc tế đường bộ giữa ba nước.
Đây là hoạt động nhằm hiện thực hóa bản ghi nhớ về vận tải đường bộ giữa Chính phủ ba nước ký tháng 1/2013 tại Lào.
Việc thông tuyến vận tải này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, thương mại, du lịch, qua lại biên giới, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia. Đồng thời, góp phần làm giảm chi phí vận tải, rút ngắn thời gian chờ đợi, quãng đường đi lại giữa Vientiane (Lào)-Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam).
Xem thêm tại đây: Thông xe tuyến liên vận quốc tế giữa Campuchia-Lào-Việt Nam
Đây là hoạt động nhằm hiện thực hóa bản ghi nhớ về vận tải đường bộ giữa Chính phủ ba nước ký tháng 1/2013 tại Lào.
Việc thông tuyến vận tải này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, thương mại, du lịch, qua lại biên giới, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia. Đồng thời, góp phần làm giảm chi phí vận tải, rút ngắn thời gian chờ đợi, quãng đường đi lại giữa Vientiane (Lào)-Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam).
Xem thêm tại đây: Thông xe tuyến liên vận quốc tế giữa Campuchia-Lào-Việt Nam
Đưa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ lên tầm cao mới
Từ ngày 3 đến 9/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm chính thức Hoa Kỳ và dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội trên thế giới lần thứ 4.
Thăm chính thức Hoa Kỳ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gặp gỡ lãnh đạo Thượng viện, Hạ viện bang; thăm Đại học danh tiếng Harvard.
Tại các cuộc trao đổi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tin tưởng, các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ tạo xung lực mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trên mọi lĩnh vực.
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng một lần nữa khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ và hội nhập quốc tế của Việt Nam, góp phần đưa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ lên tầm cao mới.
Xem thêm tại đây: Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ
Thăm chính thức Hoa Kỳ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gặp gỡ lãnh đạo Thượng viện, Hạ viện bang; thăm Đại học danh tiếng Harvard.
Tại các cuộc trao đổi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tin tưởng, các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ tạo xung lực mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trên mọi lĩnh vực.
Chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng một lần nữa khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ và hội nhập quốc tế của Việt Nam, góp phần đưa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ lên tầm cao mới.
Xem thêm tại đây: Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ
Xuất khẩu gạo tiếp tục giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2014
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/8, xuất khẩu gạo cả nước đạt hơn 3,8 triệu tấn, trị giá FOB gần 1,6 tỷ USD và trị giá CIF hơn 1,6 tỷ USD.
Trong khi đó, ở thời điểm cùng kỳ năm 2014, cả nước xuất khẩu hơn 4,2 triệu tấn, trị giá FOB hơn 1,8 tỷ USD và trị giá CIF hơn 1,9 tỷ USD.
Trong 5 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, Việt Nam hiện là nước duy nhất có mức xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2014.
Xem thêm tại đây: Xuất khẩu gạo tiếp tục giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2014
Trong khi đó, ở thời điểm cùng kỳ năm 2014, cả nước xuất khẩu hơn 4,2 triệu tấn, trị giá FOB hơn 1,8 tỷ USD và trị giá CIF hơn 1,9 tỷ USD.
Trong 5 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, Việt Nam hiện là nước duy nhất có mức xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2014.
Xem thêm tại đây: Xuất khẩu gạo tiếp tục giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2014
Ngân hàng Nhà nước: CPI thấp nhưng phải thận trọng với gói hỗ trợ
Trước lo ngại giảm phát và đề xuất cần gói hỗ trợ kinh tế, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Tiến Đông thừa nhận, đúng là chỉ số CPI hiện nay đang thấp và nếu thấp hơn nữa thì không phù hợp với tăng trưởng kinh tế của một nước mới nổi như Việt Nam, đang vào ngưỡng phát triển cần phải có tỷ lệ lạm phát nhất định.
Tuy nhiên, đối với Ngân hàng Nhà nước, nhiệm vụ số một phải là ổn định lạm phát, giá trị đồng tiền, tạo niềm tin cho người dân, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Vì thế, theo Ngân hàng Nhà nước để đưa một gói hỗ trợ, liều lượng ra sao… phải tính toán rất thận trọng, chứ không phải vì một vài hiện tượng cá biệt mà thay đổi ngay chính sách đã bao nhiêu công sức gây dựng. Không cẩn thận, bao nhiêu năm kiểm soát lạm phát sẽ bị đổ "xuống sông".
Xem thêm tại đây: Ngân hàng Nhà nước: CPI thấp nhưng phải thận trọng với gói hỗ trợ
Tuy nhiên, đối với Ngân hàng Nhà nước, nhiệm vụ số một phải là ổn định lạm phát, giá trị đồng tiền, tạo niềm tin cho người dân, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Vì thế, theo Ngân hàng Nhà nước để đưa một gói hỗ trợ, liều lượng ra sao… phải tính toán rất thận trọng, chứ không phải vì một vài hiện tượng cá biệt mà thay đổi ngay chính sách đã bao nhiêu công sức gây dựng. Không cẩn thận, bao nhiêu năm kiểm soát lạm phát sẽ bị đổ "xuống sông".
Xem thêm tại đây: Ngân hàng Nhà nước: CPI thấp nhưng phải thận trọng với gói hỗ trợ
Thủ tướng chỉ đạo kiểm soát ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện 1632/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết.
Công điện nêu rõ, dịch bệnh sốt xuất huyết đang xảy ra tại 50 tỉnh, thành phố trong cả nước. Từ đầu năm 2015 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 29.000 trường hợp mắc bệnh, tập trung tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Nam, miền Trung, trong đó đã có 18 trường hợp tử vong.
Mặc dù năm 2014 là năm có số người mắc bệnh sốt xuất huyết thấp nhất trong 10 năm gần đây, tuy nhiên theo chu kỳ 5 năm, 10 năm, bệnh sốt xuất huyết có thể tăng vào cuối mỗi chu kỳ. So với cùng kỳ năm 2014, năm 2015 số người mắc bệnh sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng.
Xem thêm tại đây: Thủ tướng chỉ đạo kiểm soát ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết
Công điện nêu rõ, dịch bệnh sốt xuất huyết đang xảy ra tại 50 tỉnh, thành phố trong cả nước. Từ đầu năm 2015 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 29.000 trường hợp mắc bệnh, tập trung tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Nam, miền Trung, trong đó đã có 18 trường hợp tử vong.
Mặc dù năm 2014 là năm có số người mắc bệnh sốt xuất huyết thấp nhất trong 10 năm gần đây, tuy nhiên theo chu kỳ 5 năm, 10 năm, bệnh sốt xuất huyết có thể tăng vào cuối mỗi chu kỳ. So với cùng kỳ năm 2014, năm 2015 số người mắc bệnh sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng.
Xem thêm tại đây: Thủ tướng chỉ đạo kiểm soát ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết
Hai vụ trọng án tại Hà Nội và Nam Định, 3 người thiệt mạng
Công an Hà Nội đang tích cực điều tra vụ nổ nghiêm trọng khiến một người tử vong tại ngõ Thông Phong tối 11/9.
Theo điều tra ban đầu, do mâu thuẫn, nên đối tượng gây án đã đặt mìn tự tạo vào cửa nhà anh Phạm Gia Hải (sinh năm 1972) tại ngõ Thông Phong. Đây là nguyên nhân bước đầu gây ra vụ nổ.
Vụ nổ đã khiến 1 người tử vong và 2 người khác bị thương.
Tại Nam Định, lực lượng cảnh sát cơ động 113 đã khống chế, bắt giữ đối tượng Đỗ Đức Mạnh Hùng (26 tuổi) - kẻ đã sát hại bố mẹ đẻ trong đêm 11/9.
Xem thêm tại đây: Hà Nội: Nổ lớn rung chuyển ngõ Thông Phong, 1 người chết tại chỗ
Theo điều tra ban đầu, do mâu thuẫn, nên đối tượng gây án đã đặt mìn tự tạo vào cửa nhà anh Phạm Gia Hải (sinh năm 1972) tại ngõ Thông Phong. Đây là nguyên nhân bước đầu gây ra vụ nổ.
Vụ nổ đã khiến 1 người tử vong và 2 người khác bị thương.
Tại Nam Định, lực lượng cảnh sát cơ động 113 đã khống chế, bắt giữ đối tượng Đỗ Đức Mạnh Hùng (26 tuổi) - kẻ đã sát hại bố mẹ đẻ trong đêm 11/9.
Xem thêm tại đây: Hà Nội: Nổ lớn rung chuyển ngõ Thông Phong, 1 người chết tại chỗ
Phong Nha-Kẻ Bàng được vinh danh Di sản hữu hình xuất sắc nhất
Ngày 10/9, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng xác nhận, Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng vừa vinh dự là đại diện duy nhất của Việt Nam được Hiệp hội Du lịch Quốc tế tiểu vùng sông Mekong vinh danh là "Di sản hữu hình xuất sắc nhất năm 2015".
Di sản này hiện đang là một trong những điểm đến được ưa chuộng nhất của khu vực Đông Nam Á; trong đó, động Phong Nha-Tiên Sơn, hang Sơn Đoòng, động Thiên Đường, Hang Tối của di sản này là những địa chỉ quen thuộc mà các du khách ưa chuộng khám phá mạo hiểm đặc biệt hướng đến.
Động Thiên Đường, một kỳ quan thuộc Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình). (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Phong Nha-Kẻ Bàng được vinh danh Di sản hữu hình xuất sắc nhất
Di sản này hiện đang là một trong những điểm đến được ưa chuộng nhất của khu vực Đông Nam Á; trong đó, động Phong Nha-Tiên Sơn, hang Sơn Đoòng, động Thiên Đường, Hang Tối của di sản này là những địa chỉ quen thuộc mà các du khách ưa chuộng khám phá mạo hiểm đặc biệt hướng đến.
Xem thêm tại đây: Phong Nha-Kẻ Bàng được vinh danh Di sản hữu hình xuất sắc nhất
Việt Nam thiết lập thêm 2 khu đất ngập nước và sinh cảnh liên kết
Viện Chính lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) ngày 9/9 cho biết, đơn vị này đang thiết lập 2 khu bảo tồn đất ngập nước mới là Tam Giang - Cầu Hải (tỉnh Thừa Thiên Huế) và khu bảo tồn đất ngập nước Thái Thụy (tỉnh Thái Bình), nhằm tăng cường năng lực quốc gia về quản lý các khu bảo tồn trên phạm vi cả nước.
Theo ông Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Chính lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, mục tiêu của việc thiết lập khu bảo tồn đất ngập nước trên nhằm nâng cao năng lực quản lý cấp tỉnh, đảm bảo lồng ghép các khu bảo tồn đất ngập nước và sinh cảnh đất ngập nước liên kết hiệu quả hơn.
Xem thêm tại đây: Việt Nam thiết lập thêm 2 khu đất ngập nước và sinh cảnh liên kết
Theo ông Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Chính lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, mục tiêu của việc thiết lập khu bảo tồn đất ngập nước trên nhằm nâng cao năng lực quản lý cấp tỉnh, đảm bảo lồng ghép các khu bảo tồn đất ngập nước và sinh cảnh đất ngập nước liên kết hiệu quả hơn.
Xem thêm tại đây: Việt Nam thiết lập thêm 2 khu đất ngập nước và sinh cảnh liên kết
(TTXVN/Vietnam+)