Hội thảo là một sự kiện trong chuỗi các sự kiện hưởng ứng Ngày nước sạch thếgiới năm 2013 và cũng là dịp để Việt Nam tranh thủ sự ủng hộ, tham gia của quốctế, đặc biệt là các thành viên trong ASEM đối với hợp tác Mekong.
Diễn ra từ ngày 21-22/3, hội thảo thu hút 150 đại biểu trong và ngoài nước đếntừ 51 quốc gia thành viên ASEM và đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc, các tổchức khu vực, quốc tế liên quan như Ủy hội sông Mekong, Ủy ban quốc tế về bảo vệsông Danube, Hội đồng nước thế giới, Chương trình phát triển Liên hợp quốc, Ngânhàng Thế giới...
Hội thảo sẽ tập trung thảo luận vào những chủ đề chính là tàinguyên nước và phát triển bền vững; nước, lương thực và năng lượng-hướng tới sựcân bằng; nước và cuộc sống của người dân; nâng cao hiệu quả hợp tác Á-Âu trongquản lý bền vững nguồn nước, qua đó góp phần tăng cường hơn nữa sự hợptác giữa các nước ASEM trong quản lý và bảo vệ tài nguyên nước vì mụctiêu phát triển bền vững.
Hội thảo cũng sẽ thông qua Báo cáo trình các khuyến nghị lên Hội nghị Bộ trưởngNgoại giao ASEM lần thứ 11 tại Ấn Độ vào tháng 11/2013 và Hội nghị cấp cao ASEMlần thứ 10 tại Bỉ năm 2014.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, các thách thức liênquan đến nguồn nước đã tồn tại xuyên suốt lịch sử phát triển của nhân loại. Songngày nay các thách thức này đang ngày càng trở nên cấp bách, gay gắt, mang tínhchiến lược và mang tầm toàn cầu hơn bao giờ hết. Trước hết, đó là vì nguồn nướctác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của từng quốc gia, từng người dân.Sự gia tăng nhanh chóng dân số thế giới đang làm cho nhu cầu chính yếu về nước,lương thực và năng lượng tăng lên mạnh mẽ.
Theo dự báo đến năm 2025, chúng ta sẽ phải đối mặt với khả năng 1,8 tỉ ngườidân sống tại khu vực "hoàn toàn khan hiếm nước" và 2/3 dân số toàn cầu sẽ sốngtrong điều kiện khó khăn về nguồn cung cấp nước.
Thứ hai, biến đổi khí hậu đang làm cho các thách thức về nguồn nước trở nên phứctạp và rất khó lường. Hiện tượng toàn cầu ấm lên đã và đang làm thay đổi thờitiết và các hệ sinh thái, dẫn đến những diễn biến thiên tai bất thường với quymô và cường độ ngày càng gia tăng.
Thứ ba, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng đang làm suy thoáinguồn nước, trong khi việc sử dụng, quản lý nguồn nước và xử lý các vấn đề môitrường chưa được coi trọng thỏa đáng. Đây là một trong các nguyên nhân chính gâyra t ì nh trạng ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh, ảnh hưởng sâu sắc cuộc sống vàkhả năng tiếp cận nước sạch của người dân.
Bên cạnh đó, hiện nay có khoảng 150 quốc gia đang cùng nhau chia sẻ và sử dụngchung các nguồn nước để phục vụ nhu cầu đời sống, kinh tế và phát triển. Cácnguồn nước đi qua nhiều quốc gia đó đòi hỏi phải có sự hợp tác, chung sức để xửlý các vấn đề liên quan, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự tùy thuộclẫn nhau ngày càng gia tăng.
Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước đã trởthành một ưu tiên của mỗi quốc gia. Nhiều phương pháp và cách tiếp cận quản lýmới đã được nghiên cứu và ứng dụng như phương pháp quản lý tổng hợp tài nguyênnước, phương pháp quản lý nước theo lưu vực sông, cách tiếp cận theo hệ thốngquản lý nước-năng lượng-lương thực.
Quản lý nước cũng là chủ đề hợp tác ưu tiên của các tổ chức, diễn đàn khu vực vàquốc tế. Nổi bật là các nỗ lực mang tầm toàn cầu, như các sáng kiến của Liên hợpquốc về “Ngày Nước thế giới,” “Thập kỷ quốc tế về nước sạch và vệ sinh nước,”“Thập kỷ quốc tế hành động bảo vệ nước vì cuộc sống,” đề xuất của Hội đồng nướcthế giới về “Tăng trưởng xanh và nước.”
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, nhận thức rõ trách nhiệm là một trong nhữngquốc gia cung ứng nông sản lớn trên thế giới và để chung tay ứng phó với cácthách thức, Việt Nam đề cao việc bảo vệ và quản lý bền vững nguồn nước. Đây làmột nội hàm quan trọng của "Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam giaiđoạn 2011-2020" và "Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020."
ViệtNam chủ trương tích cực tham gia và đóng góp vào nỗ lực chung trên mọi cấp độhợp tác quốc tế, trong đó có Diễn đàn nước Thế giới, Mạng lưới cộng tác nướctoàn cầu, Tổ chức lưu vực sông quốc tế, ASEAN, ASEM, APEC… Đồng thời, là mộtquốc gia nằm ở hạ nguồn sông Mekong, Việt Nam đặc biệt coi trọng việc mở rộng vànâng cao hiệu quả hợp tác về sông Mekong.
“Chỉ có chung tay hành động mạnh mẽ ngay từ ngày hôm nay, chúng ta mới có thểhạn chế và ngăn ngừa được những thách thức như đã dự báo. Thực tiễn cho thấy,việc bảo vệ tài nguyên nước đem đến cho chúng ta nhiều cơ hội để hợp tác, hơn làtạo ra tranh chấp,” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Để đóng góp thiết thực vào chương trình nghị sự của hội thảo, Thủ tướng NguyễnTấn Dũng đề nghị các đại biểu tập trung trao đổi, làm rõ thêm một số vấn đề lớnnhư: xác định nội hàm và phương thức quản lý tài nguyên nước trong chiến lượctái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Về vấn đề này, Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng nhận định, việc bảo vệ tài nguyên nước chỉ có thể bền vững nếucó cách tiếp cận dài hạn, toàn diện và đa ngành, đặt trong chiến lược phát triểnbền vững và tăng trưởng xanh của từng quốc gia, gắn kết chặt chẽ với việc thựchiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ.
Vấn đề thứ hai là, chúng ta có thể làm gì để hợp tác bảo vệ nguồn nước giữa haichâu lục trở nên thiết thực hơn. Về vấn đề này, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,ASEM cần tích cực hơn, chủ động hơn trong việc hỗ trợ và kết nối các chươngtrình tiểu vùng, khu vực mà các thành viên đang triển khai trong lĩnh vực này.
Vấn đề thứ ba là, chúng ta cần đề ra các định hướng cho hành động và đóng gópcủa ASEM đối với các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm quản lý và phát triển bềnvững nguồn nước, trước mắt là đối với Hội nghị Thượng đỉnh châu Á-Thái BìnhDương về nước vào tháng 5 tới tại Chiang Mai và Hội nghị Thượng đỉnh thế giới vềnước vào tháng 10 tại Budapest.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ tin tưởng, qua trao đổi, đối thoại trên tinhthần xây dựng và đối tác bình đẳng sẽ góp phần giải quyết hiệu quả các tháchthức liên quan đến nguồn nước, đồng thời bảo đảm lợi ích chính đáng của nhân dânvề kinh tế và phát triển. Đây chính là biện pháp hữu hiệu để hiện thực hóa mụctiêu “kiến tạo mối quan hệ đối tác Á-Âu mới, tăng cường hiểu biết sâu sắc giữanhân dân hai châu lục và thiết lập đối thoại chặt chẽ giữa các đối tác bìnhđẳng,” khẳng định vai trò và vị thế của ASEM trong cục diện đang định hình./.