Trong công trình công bố ngày 10/9, những nhà khoa học trên cho biết loại virusbiến đổi gen này có tên khoa học là rMERS-CoV-E có khả năng lây nhiễm vào tế bàođể vô hiệu hóa khả năng lây lan sang những mô tế bào khác và gây bệnh.
Virusbiến đổi gen này chỉ có thể tự nhân bản với một số lượng nhất định và sau đó sảnxuất đủ kháng nguyên để miễn dịch cho vật chủ. Nó không thể lây nhiễm vàonhững người khác, thậm chí là những người có sự tiếp xúc gần gũi với người đượctiêm vắcxin.
Các nhà khoa học đã tổng hợp nhiễm sắc thể vô tính dễ lây nhiễm trong bản đồ gencủa virus MERS và sau đó cấy nhiễm sắc thể này vào một nhiễm sắc thể nhân tạocủa virus để nghiên cứu hiệu quả lây nhiễm, khả năng nhân bản và tái lây nhiễmcủa virus trong những tế bào của người được cấy virus. Họ thấy rằng những độtbiến gen trong cái gọi là protein màng bao tuy có thể giúp cho virus sao chépvật liệu di truyền của chúng, nhưng lại có thể ngăn ngừa virus lây nhiễm sangcác tế bào khác.
[Giải pháp tình thế cho người nhiễm virus MERS-CoV]
Virus MERS-CoV được coi là "họ hàng" của virus gây Hội chứng Viêm đường hô hấpcấp tính (SARS), loại virus từng gây dịch bệnh ở châu Á năm 2003 với 8.273 calây nhiễm và tỷ lệ tử vong là 9%.
Giống như SARS, virus MERS-CoV cũng gây các triệu chứng cúm và được cho là cóthể truyền từ động vật sang người, song nguy hiểm hơn SARS vì có thể gây suythận và tỷ lệ tử vong ở người nhiễm bệnh lên tới 51%.
MERS-CoV được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 9/2012. Tính đến đầu tháng này,Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận 52 trường hợp tử vong vì virus mới, xấpxỉ 50% số người nhiễm bệnh trên toàn cầu (110 trường hợp). Căn bệnh này hiệnhoành hành mạnh nhất ở Arập Xêút./.