Tara Moss phản pháo chuyện bôi son đỏ đi thăm trại tị nạn

Cựu người mẫu Tara Moss đã lên tiếng phản pháo những chỉ trích về việc cô bôi son đỏ đến thăm trại tị nạn ở Liban và khẳng định những người lên tiếng bình phẩm “chỉ nhìn thấy bề nổi của sự việc."

Cựu người mẫu kiêm tác giả người Australia Tara Moss đã lên tiếng phản pháo những chỉ trích về việc cô bôi son đỏ đến thăm trại tị nạn và khẳng định những người lên tiếng bình phẩm “chỉ nhìn thấy bề nổi của sự việc.”

Vừa trở về sau chuyến thăm các trại tị nạn của người Syria tại Liban với tư cách Đại sứ UNICEF, Tara Moss đã chia sẻ những hình ảnh và câu chuyện trong chuyến đi của mình lên mạng xã hội. Những bức ảnh cho thấy cô mặc áo phông đen của UNICEF cùng quần bò tối màu, đi giày thể thao và buộc tóc ra đằng sau, kèm theo đôi môi bôi son đỏ.

Trên trang Facebook cá nhân, Tara Moss đã hồi đáp lại những chỉ trích về màu son môi của mình. Cô cho biết mình đã làm theo lời khuyên về cách ăn mặc cô nhận được từ tổ chức cứu trợ, và nói thêm rằng cô không phải người duy nhất trang điểm và đeo trang sức tại trại tị nạn.

Tara Moss cho biết, bất cứ ai từng đến một trong số các trại tị nạn này đều biết những nhân viên cứu trợ làm việc hàng ngày ở đây đều trang điểm một chút, được đeo trang sức và mặc quần áo giản dị cùng áo khoác hay phù hiệu cho thấy vị trí công việc của họ. Nhiều phụ nữ và trẻ em gái tại trại tị nạn cũng chăm lo cho vẻ ngoài của mình bằng mỹ phẩm và trang sức họ mang theo được từ nhà, tìm thấy hay tự làm ở trại. Đây là một quy tắc văn hóa.

Trước những bình luận chế giếu như "mất tới 3 tiếng làm tóc, 1 tiếng trang điểm" để đến trại tị nạn, Tara Moss cũng thể hiện quan điểm ủng hộ quyền lợi phụ nữ của mình bằng việc nói rằng cô trang điểm là vì chính mình.

“Mỗi khi gặp khó khăn, tôi lại bôi son đỏ, hít một hơi thật sâu và xốc lại bản thân. Lũ trẻ cũng thích màu son của tôi. Vì thế nếu bạn nhìn ảnh chụp và chỉ thấy phần bề nổi, hãy ngừng lại một chút và tìm hiểu kỹ trước khi lên tiếng chỉ trích, và có thể là hãy cân nhắc chuyện bạn chỉ bình luận vì màu son môi, bởi việc buộc tội ai đó chỉ dựa vào những thứ bên ngoài như thế thật sự rất vớ vấn.”

Ngoài những bức ảnh, Tara Moss còn chia sẻ những câu chuyện xúc động về những người cô đã gặp trong chuyến đi cũng như những khó khăn họ trải qua.

Cô đã cho trẻ em Syria uống vắcxin chống bại liệt, hỗ trợ các chương trình giáo dục, gặp gỡ phụ nữ địa phương và trao đổi các vấn đề như bạo lực gia đình hay lạm dụng tình dục với họ, cũng như tham gia các lớp học giúp phụ nữ tạo dựng sự độc lập và tìm kiếm việc làm.

“Nhiều trẻ em tại các trại tị nạn bị tổn thương về tâm lý do những gì các em phải trải qua. Bạn không thể nào biết nơi này thiếu thốn đến thế nào hay có bao nhiều bàn tay chìa ra tìm sự giúp đỡ nếu bạn chưa từng tới đây. Không hình ảnh hay lời lẽ nào có thể nói lên được điều đó,” Tara Moss chia sẻ.

Một số hình ảnh trong chuyến đi của Tara Moss:

Tara Moss phản pháo chuyện bôi son đỏ đi thăm trại tị nạn ảnh 1
Tara Moss phản pháo chuyện bôi son đỏ đi thăm trại tị nạn ảnh 2
Tara Moss phản pháo chuyện bôi son đỏ đi thăm trại tị nạn ảnh 3
Tara Moss phản pháo chuyện bôi son đỏ đi thăm trại tị nạn ảnh 4
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.