Tàu vũ trụ Thường Nga 5 đi vào quỹ đạo thăm dò của điểm Lagrange 1

Trung tâm Giám sát hàng không vũ trụ Bắc Kinh cho biết tàu vũ trụ Thường Nga 5 đang cách Trái Đất 936.700km và hoạt động bình thường.
Tàu vũ trụ Thường Nga 5 đi vào quỹ đạo thăm dò của điểm Lagrange 1 ảnh 1Hình ảnh mô phỏng modul quỹ đạo (Orbiter) và modul tàu chứa (Returner) của tàu vụ trũ Thường Nga 5 di chuyển khỏi quỹ đạo Mặt Trăng. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trung tâm Giám sát hàng không vũ trụ Bắc Kinh (Trung Quốc) thông báo tàu vũ trụ Thường Nga 5 (Chang'e 5) của nước này đã đi vào quỹ đạo thăm dò của điểm Lagrange thứ nhất (L1) của hệ Mặt Trời-Trái Đất.

Đây là tàu vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc đi vào quỹ đạo thăm dò của điểm L1.

Trong thông báo đưa ra ngày 18/3, Trung tâm Giám sát hàng không vũ trụ Bắc Kinh cho biết tàu vũ trụ Thường Nga 5 đang cách Trái Đất 936.700km và hoạt động bình thường.

Tàu sẽ hoạt động trên quỹ đạo thăm dò điểm L1 của hệ Mặt Trời-Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo khoảng 6 tháng.

Theo các kỹ sư của trung tâm trên, tàu vũ trụ Thường Nga 5 mất khoảng 88 ngày để di chuyển đến điểm L1.

Điểm L1 nằm trên đường thẳng nối giữa Mặt Trời và Trái Đất, cách Trái Đất khoảng 1,5 triệu km và có góc quan sát Mặt Trời liên tục. Đây là điểm cân bằng động lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời, cho phép các tàu vũ trụ có thể “neo đậu” để tiến hành các quan sát.

Tại điểm L1, tàu vũ trụ dễ dàng duy trì trạng thái hoạt động tương đối ổn định và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Đây cũng là vị trí tốt nhất để quan sát liên tục Mặt Trời hoặc mặt nắng của Trái Đất.

Có 5 điểm Lagrange xung quanh các vật thể lớn như một hành tinh hay một ngôi sao./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh mùa giải Nobel năm 2024

Toàn cảnh mùa giải Nobel năm 2024

Lễ trao các giải Nobel Y Sinh, Vật lý, Hóa học, Kinh tế năm 2024 sẽ được tổ chức tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển), riêng giải Nobel Hòa bình sẽ được trao tại thủ đô Oslo (Na Uy) vào ngày 10/12.