Tây Ban Nha: Quyền Thủ tướng Rajoy từ bỏ nỗ lực lập chính phủ

Tây Ban Nha: Quyền Thủ tướng Rajoy từ bỏ nỗ lực thành lập chính phủ

Cung điện Hoàng gia Tây Ban Nha thông báo quyền Thủ tướng Mariano Rajoy đã từ bỏ nỗ lực thành lập chính phủ mới sau khi không có đủ sự ủng hộ tại quốc hội.
Tây Ban Nha: Quyền Thủ tướng Rajoy từ bỏ nỗ lực thành lập chính phủ ảnh 1Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy. (Ảnh: AP)

Ngày 22/1, Cung điện Hoàng gia Tây Ban Nha thông báo quyền Thủ tướng Mariano Rajoy đã từ bỏ nỗ lực thành lập chính phủ mới sau khi không có đủ sự ủng hộ tại quốc hội.

Từ hôm 18/1 vừa qua, Nhà Vua Tây Ban Nha Fepipe VI đã tiến hành các cuộc gặp với đại diện các chính đảng nước này để tham vấn và chọn ra một đảng được trao quyền thành lập chính phủ mới.

Nhà Vua gặp đai diện các đảng nhỏ trước và sau đó gặp Thủ tướng đương nhiệm Mariano Rajoy ngày 22/1. Sau khi ông Rajoy từ bỏ nỗ lực, Nhà Vua Fepipe VI sẽ bắt đầu vòng tham vấn mới để lựa chọn ứng viên đứng ra thành lập chính phủ mới.

Trước đó, thủ lĩnh đảng chống các biện pháp thắt lưng buộc bụng Podemos (Chúng ta có thể), ông Pablo Iglesias đã đề xuất thành lập chính phủ với đảng Xã hội.

Trả lời báo giới, ông Iglesias cho biết đã thông báo với Nhà Vua Felipe VI về "mong muốn thành lập một chính phủ của sự thay đổi với đảng Xã hội và Liên minh cánh tả", đồng thời sẽ hướng tới vị trí Phó thủ tướng.

Podemos giành được 68 ghế trong cuộc bầu cử vừa qua, trong khi đảng Xã hội về thứ hai với 94 ghế.

Trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 12/2015, đảng Nhân dân (PP) bảo thủ cầm quyền của ông Rajoy giành được nhiều ghế nhất với 123 ghế trong Quốc hội song không đủ đa số tuyệt đối tại quốc hội 350 ghế để đứng ra thành lập chính phủ riêng.

Ông Rajoy đã kêu gọi thành lập một liên minh cầm quyền vững chắc có thể đảm bảo sự ổn định trong và ngoài nước, song nêu rõ chỉ đàm phán với những đảng bảo vệ sự thống nhất của Tây Ban Nha và tôn trọng những cam kết với Liên minh châu Âu (EU).

Theo truyền thống, Nhà Vua Tây Ban Nha sẽ mời đảng thắng cử thành lập chính phủ, song cũng có thể chọn các đảng khác nếu họ đưa ra được các phương án ổn định hơn.

Sau khi được chỉ định thành lập chính phủ, người đứng đầu chính đảng đó sẽ phải vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội để chính thức trở thành Thủ tướng. Nếu không đạt được kết quả, trong vòng hai tháng sau đó, Tây Ban Nha sẽ phải tổ chức bầu cử lại./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.