Tây Ban Nha thông qua luật bảo vệ dữ liệu trên Internet

Với 220 phiếu thuận và 21 phiếu chống, Thượng viện Tây Ban Nha đã thông qua luật bảo vệ dữ liệu trên Internet nhằm phù hợp với Quy định Bảo vệ dữ liệu chung của EU.
Tây Ban Nha thông qua luật bảo vệ dữ liệu trên Internet ảnh 1Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: orbit-rri.org)

Với 220 phiếu thuận và 21 phiếu chống, ngày 21/11, Thượng viện Tây Ban Nha đã thông qua luật bảo vệ dữ liệu trên Internet nhằm phù hợp với Quy định Bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của Liên minh châu Âu (EU) vốn có hiệu lực từ ngày 25/5 vừa qua.

GDPR buộc các công ty phải thận trọng hơn khi xử lý dữ liệu khách hàng, nếu không sẽ đối diện với các hình thức xử phạt nghiêm khắc khi vi phạm các quyền bảo mật.

Bên cạnh đó, GDPR cũng yêu cầu các công ty phải thông báo cho người dân về những vi phạm dữ liệu có thể tác động tiêu cực tới họ.

[CEO Apple: Các quy định bảo mật thông tin là điều "không thể tránh"]

Tuy nhiên, Luật Bảo vệ dữ liệu trên Internet của Tây Ban Nha có điều khoản sửa đổi đáng chú ý làm nảy sinh tranh cãi - đó là các đảng phái chính trị được phép sử dụng dữ liệu cá nhân thu được từ các trang web và các nguồn có thể tiếp cận công khai khác để tiến hành các hoạt động vận động chính trị trong các chiến dịch tranh cử.

Luật cũng quy định những người không muốn nhận quảng cáo từ các chính đảng phải được cung cấp cách thức "đơn giản và tự do để thể hiện sự phản đối."

Các ý kiến chỉ trích Luật Bảo vệ dữ liệu trên Internet của Tây Ban Nha cho rằng luật này sẽ mở đường cho các chính đảng tiến hành các hoạt động giống như công ty phân tích thị trường và tư vấn chính trị của Anh Cambridge Analytica (CA) vốn bị cáo buộc sử dụng trái phép dữ liệu của 87 triệu người dùng mạng xã hội Facebook để phục vụ chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ của tỷ phú Donald Trump hồi năm 2016.

Thậm chí, nhóm tiêu dùng Tây Ban Nha FACUA và đảng cực tả Unidos Podemos đều tuyên bố sẽ kiện luật trên lên Tòa Hiến pháp Tây Ban Nha.

Tháng trước, Hạ viện Tây Ban Nha đã thông qua luật này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.