Tây Ban Nha tiếp nhận hàng chục người di cư bị Italy và Malta từ chối

Ngày 4/7, tàu Open Arms chở 60 người di cư được giải cứu ngoài khơi Libya đã cập cảng tại thành phố Barcelona của Tây Ban Nha sau khi Italy và Malta từ chối tiếp nhận.
Tây Ban Nha tiếp nhận hàng chục người di cư bị Italy và Malta từ chối ảnh 1Tàu Open Arms của tổ chức phi chính phủ Proactiva Open Arms của Tây Ban Nha. (Ảnh: EPA-EFE/TTXVN)

Ngày 4/7, tàu Open Arms chở 60 người di cư được giải cứu ngoài khơi Libya đã cập cảng tại thành phố Barcelona của Tây Ban Nha sau khi Italy và Malta từ chối tiếp nhận.

Tổ chức cứu trợ Tây Ban Nha Proactiva Open Arms cho biết những người di cư đến từ 14 nước và trong tình trạng sức khỏe tốt.

Tổ chức Bác sỹ không biên giới cho biết hơn 500 người di cư đã thiệt mạng trên Địa Trung Hải kể từ khi tàu Aquarius, một tàu cứu hộ khác bị chặn không cho vào các cảng tại Italy và Malta.

Trước đó, ngày 9/6 vừa qua, tàu Aquarius của tổ chức phi lợi nhuận Pháp SOS Mediterranee rơi vào cảnh tương tự khi giải cứu được 630 người di cư trái phép tại vùng biển Trung Địa Trung Hải, cũng bị cả Malta lẫn Italy từ chối cho cấp cảng.

[Chính phủ Italy tặng Libya 12 tàu giúp chống nạn buôn người]

Động thái này đã thổi bùng tranh cãi giữa các thành viên Liên minh châu Âu (EU) về việc quốc gia nào phải chịu trách nhiệm đối với những người di cư được giải cứu tại Địa Trung Hải.

Tàu Aquarius sau đó đã buộc phải neo đậu ở vùng biển giữa Malta và đảo Sicily của Italy.

Đến ngày 11/6 vừa qua, Tây Ban Nha cho phép tàu cứu hộ Aquarius cập cảng Valencia.

Tại Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra tại Brussels (Bỉ) vào ngày 29/6, các nhà lãnh đạo EU đã đạt được một thỏa thuận về di cư gồm những điều khoản về tình nguyện tiếp nhận những người di cư tại EU, cải cách hệ thống tị nạn với sự đồng lòng của các nước thành viên và thành lập "các trung tâm kiểm soát" trong lòng châu Âu để xúc tiến các thủ tục tiếp nhận đăng ký tị nạn.

Tuy nhiên, chính phủ theo chủ nghĩa dân túy tại Italy vẫn tiếp tục thể hiện lập trường cứng rắn trong vấn đề di cư khi quyết định cấm những tàu cứu người di cư do các tổ chức phi chính phủ vận hành cập cảng nước này, kể cả tiến hành hoạt động tiếp nhiên liệu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.