Tết sớm trên công trình thủy điện Bản Vẽ, Nghệ An

Công ty thủy điện Bản Vẽ đã lên huyện Tương Dương để tặng quà Tết sớm cho công nhân, kỹ sư và bà con dân bản sống quanh vùng thủy điện.
10 năm qua đi, từ rừng núi hoang vu nay đã hiển hiện công trình thủy điệntrọng điểm của khu vực Bắc miền Trung - công trình thủy điện Bản Vẽ, huyện TươngDương, tỉnh Nghệ An.

Cũng ngần ấy mùa Xuân, năm 2013 là mùa Xuân trọn vẹn nhất, đủ đầy nhất,đầm ấm và hạnh phúc nhất đối với công nhân, kỹ sư của Công ty thủy điện Bản Vẽcũng như đồng bào dân tộc Thái nơi đây. Những con đường mới được mở ra, ánh sángđiện lưới quốc gia đã thắp sáng một số bản làng…

Đoàn thanh niên Công ty thủy điện Bản Vẽ đã lên huyện Tương Dương để thăm,tặng quà, tổ chức Tết sớm cho công nhân, kỹ sư và bà con dân bản sống quanh vùngthủy điện. Bản Vẽ, bản Có Pạo, bản Khe Chóng, bản Khe Ò của xã Yên Na những ngàynày nhộn nhịp hẳn lên.

Nhà nhà trang hoàng lại nhà cửa, treo cờ, chăm sóc vườn rau xanh tốt và vỗbéo đàn gia súc. Hoa mơ, hoa mận đã nở trắng cả một góc bản làng.

Chị DặmThị Hà ở bản Khe Chóng tâm sự, khi chưa có công trình thủy điện Bản Vẽ, cuộc sống của bà con khá vất vảvì giao thông khó khăn, lại không có điện thắp sáng.

Về vùng tái định cư, cuộcsống bà con có nhiều thay đổi, Tết nay no ấm, đủ đầy hơn, tất cả là nhờ sự quantâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền.

Đặc biệt là cán bộ Ban quản lý dự án thủyđiện Bản Vẽ trong việc ổn định cuộc sống của bà con vùng tái định cư.”

Đặc biệt, từ khi về khu tái định cư, đồng bào Thái đã thay đổi được tậpquán sản xuất, được dạy cách trồng lúa nước, làm nông nghiệp theo hướng hiệnđại.

Riêng phong tục đón Tết của bà con người Thái vẫn không có gì thay đổi.Phong tục làm bánh, mổ con lợn, con gà, làm những món ăn truyền thống của đồngbào dân tộc Thái vẫn được duy trì.

Tết đến, cũng là lúc thể hiện tinh thần gắn bó đoàn kết của cán bộ công tythủy điện Bản Vẽ và người dân địa phương.

Đã nhiều năm nay, đồng bào tái định cư xem những cán bộ, công nhân, kỹ sưcủa nhà máy thủy điện Bản Vẽ như anh em một nhà.

Họ cùng nhau đón giao thừa,nhảy sạp bên bếp lửa, uống rượu cần, cùng múa hát, thi làm món ăn truyền thốngđặc trưng của người Thái ở Tương Dương trong ngày Tết cổ truyền là cá Pá Giàng.

Cá sau khi đánh bắt ở trong khe suối về được người dân làm sạch sẽ, xâuthành chuỗi rồi treo dưới dàn bếp. Muốn cho món cá ngon thì phải treo ít nhất làmột tuần, càng treo lâu, treo khô bao nhiêu thì cá càng thơm bấy nhiêu.

Ngày Tết, khi có khách đến, người dân địa phương lấy cá trên bếp xuống đưara rửa sạch rồi hông bằng hơi, sau đó chấm bằng muối chẻo ớt.

Mùi cá có vị thơm ngon, đậm đà và dẻo dai của thịt. Phong tục hát mừng lúamới theo lối hát múa cổ truyền của đồng bào dân tộc Thái địa phương trong dịpđầu năm mới mang ý nghĩa cầu chúc mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi.

Ngày Tết, bà con tổ chức hát múa giao duyên, con trai con gái gặp nhau thìhát chào, vui múa cồng chiêng tại nhà văn hoá thôn bản. Ở các bản làng ngườiThái, vẫn còn lưu giữ được các trò chơi dân gian như khắc luống, ném còn, đánhcồng chiêng, nhảy sạp.

Tại công trình thủy điện Bản Vẽ, năm nay, 100 cán bộ, kỹ sư của Công ty đãtình nguyện ở lại khu điều hành trực Tết. Là năm thứ 7 đón Tết trên công trườngthủy điện Bản Vẽ, cùng từng ấy năm anh Nguyễn Văn Dũng - Trưởng ca vận hành Nhàmáy thủy điện Bản Vẽ xa gia đình.

“Tôi cũng như nhiều anh em cán bộ kỹ sư của Công ty rất nhớ nhà, muốn đónTết cùng gia đình, người thân, song vì dòng điện của Tổ quốc, chúng tôi nhắc nhủnhau để luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm. Chúng tôi xem công trình, coi BảnVẽ là ngôi nhà mới, ngôi nhà của tình yêu quê hương đất nước, của tinh thần dựngxây quê hương giàu đẹp,” anh Dũng chia sẻ.

Rất nhiều năm nay, để bù đắp cho anh em - những cán bộ, kỹ sư, công nhântrực Tết trên công trường, Ban lãnh đạo, Công đoàn, Đoàn thanh niên Công ty Thủyđiện Bản Vẽ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho anh em đang thực thi nhiệm vụ. Côngty đã mua sắm đào, quất, tăng khẩu phần ăn mang đậm không khí ngày Tết như thịtđông, dưa hành, bánh chưng xanh…

Ngoài ra, Công ty tổ chức đốt lửa trại, ăn Tất niên, giao lưu với các đơnvị bạn của huyện Tương Dương, mời các đoàn, các đơn vị kết nghĩa lên giao lưuvới cán bộ, công nhân của Công ty. Lãnh đạo Công ty cũng sắp xếp, lên lịch phânca trực để tạo điều kiện cho anh em về thăm nhà sau ngày Tết.

Đối với lực lượng sản xuất trực tiếp và lực lượng văn phòng, trong đó phânxưởng vận hành và phân xưởng sửa chữa luôn thường trực ở nhà máy 24/24 giờ, cánbộ trực trong ngày lễ Tết được tăng 150-300% lương cơ bản.

Miền đất Tương Dương, Nghệ An đang đổi thay từng giờ nhờ sự hiện diện củacông trình kinh tế trọng điểm quốc gia - Nhà máy thủy điện Bản Vẽ phát điện đạtmốc 1 tỷ KWh/năm.

Công trình đã và đang mang lại những đổi mới trong kinh tế, xãhội của khu vực, góp phần phát triển kinh tế của đất nước.

Ôngí Lương Thanh Hải - Bí thư huyện Tương Dương phấn khởi: “Công trìnhthủy điện Bản Vẽ đã góp phần ổn định, phát triển đời sống của người dân vùnglòng hồ thủy điện, tạo việc làm cho người dân xung quanh vùng dự án.”

Thành công của thủy điện Bản Vẽ là thành công của tập thể, của hệ thốngchính trị từ xã đến huyện. Thành công của dự án cũng có cả sự hy sinh của côngnhân.

Để ghi nhớ công ơn của họ, Ban quản lý Dự án thủy điện Bản Vẽ đã xây dựngđài tưởng niệm ngay tại công trình./.

Bích Huệ (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.