Đánh giá kết quả bước đầu đợt kiểm tra các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo ông Thạch Như Sỹ, Phó Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, thanh tra Bộ sẽ kiên quyết loại những doanh nghiệp cung cấp nhiều hộp đen khiếm khuyết và yêu cầu phải nhanh chóng khắc phục các tồn tại. “Hiện nay việc quản lý phương tiện vận tải, quản lý lái xe còn lỏng lẻo, nhiều đơn vị đi thanh tra nhưng không bắt được lỗi hoặc nếu bắt được cũng không xử phạt nghiêm nên công tác thanh tra chỉ mới ‘dọa’ được lái xe chứ chưa ‘dọa’ được chủ doanh nghiệp,” ông Thạch Như Sỹ cho hay. Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Thạch Như Sỹ xung quanh vấn đề này. “Thanh lọc” nhà cung cấp hộp đen- Qua gần một tháng thanh kiểm tra các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tại các tỉnh phía Nam. Ông có thể cho biết những kết quả bước đầu của công tác thanh tra?
Ông Thạch Như Sỹ: Thanh tra Bộ Giao thông tiến hành kiểm tra tại 20 đơn vị sản xuất, cung ứng hộp đen ở phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh và đến hết ngày 20/6, đoàn đã kiểm tra được 17 doanh nghiệp. Qua kiểm tra, Thanh tra Bộ đã phát hiện nhiều đơn vị chưa đạt, tồn tại nhiều lỗi lớn như: Công ty Cổ phần công nghệ thông tin C.S.S.E, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Xuân Phi và mới đây thêm doanh nghiệp tư nhân sản xuất thương mại T.H.V và Công ty Cổ phần Định vị Việt. Thanh tra Bộ đã làm văn bản đề nghị Bộ Giao thông thu hồi giấy chứng nhận hợp quy. [Phát hiện hàng loạt đơn vị sai phạm lắp đặt hộp đen] Bên cạnh đó, một số đơn vị làm tương đối tốt như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại điện tử VECOM (Vinh Hiển), Công ty Cổ phần điện tử viễn thông Ánh Dương, Công ty Trách nhiệm hữu hạn viễn thông Khánh Hội, Công ty Trách nhiệm hữu hạn ứng dụng bản đồ Việt (Viet Map). - Với những đơn vị còn một số tốn tại, thậm chí “phù phép” dấu hợp quy, Thanh tra Bộ sẽ có biện pháp xử lý như thế nào?Ông Thạch Như Sỹ: Một số đơn vị cung cấp hộp đen như Công ty Trách nhiệm hữu hạn viễn thông TÍT, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên ứng dụng kỹ thuật và sản xuất, Công ty Cổ phần Việt Track… Thanh tra Bộ đang yêu cầu giải trình về nguồn gốc xuất xứ phần cứng từ đâu? Có phải do công ty tự sản xuất hay không? Bởi qua kiểm tra, chúng tôi phát hiện có dấu hiệu công ty không sản xuất thiết bị này mà chỉ đi mua sản phẩm của các đơn vị khác rồi dán hợp quy của công ty vào, hoặc tại sao khi trích xuất một số dữ liệu trong máy thì không trích xuất được…? Ngoài ra, Thanh tra Bộ cũng ghi nhận những cố gắng của nhà sản xuất hộp đen để khắc phục những lỗi sản phẩm hộp đen. Điều đó cho thấy, trách nhiệm của nhà sản xuất và cung cấp trong việc nâng cao tính cạnh tranh chất lượng dịch vụ.
Ông Thạch Như Sỹ: Thanh tra Bộ Giao thông tiến hành kiểm tra tại 20 đơn vị sản xuất, cung ứng hộp đen ở phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh và đến hết ngày 20/6, đoàn đã kiểm tra được 17 doanh nghiệp. Qua kiểm tra, Thanh tra Bộ đã phát hiện nhiều đơn vị chưa đạt, tồn tại nhiều lỗi lớn như: Công ty Cổ phần công nghệ thông tin C.S.S.E, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Xuân Phi và mới đây thêm doanh nghiệp tư nhân sản xuất thương mại T.H.V và Công ty Cổ phần Định vị Việt. Thanh tra Bộ đã làm văn bản đề nghị Bộ Giao thông thu hồi giấy chứng nhận hợp quy. [Phát hiện hàng loạt đơn vị sai phạm lắp đặt hộp đen] Bên cạnh đó, một số đơn vị làm tương đối tốt như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại điện tử VECOM (Vinh Hiển), Công ty Cổ phần điện tử viễn thông Ánh Dương, Công ty Trách nhiệm hữu hạn viễn thông Khánh Hội, Công ty Trách nhiệm hữu hạn ứng dụng bản đồ Việt (Viet Map). - Với những đơn vị còn một số tốn tại, thậm chí “phù phép” dấu hợp quy, Thanh tra Bộ sẽ có biện pháp xử lý như thế nào?Ông Thạch Như Sỹ: Một số đơn vị cung cấp hộp đen như Công ty Trách nhiệm hữu hạn viễn thông TÍT, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên ứng dụng kỹ thuật và sản xuất, Công ty Cổ phần Việt Track… Thanh tra Bộ đang yêu cầu giải trình về nguồn gốc xuất xứ phần cứng từ đâu? Có phải do công ty tự sản xuất hay không? Bởi qua kiểm tra, chúng tôi phát hiện có dấu hiệu công ty không sản xuất thiết bị này mà chỉ đi mua sản phẩm của các đơn vị khác rồi dán hợp quy của công ty vào, hoặc tại sao khi trích xuất một số dữ liệu trong máy thì không trích xuất được…? Ngoài ra, Thanh tra Bộ cũng ghi nhận những cố gắng của nhà sản xuất hộp đen để khắc phục những lỗi sản phẩm hộp đen. Điều đó cho thấy, trách nhiệm của nhà sản xuất và cung cấp trong việc nâng cao tính cạnh tranh chất lượng dịch vụ.
Thanh tra Bộ GTVT kiểm tra lắp đặt hộp đen. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Dẫn chứng, nhà cung cấp VECOM (Vinh Hiển), một trong những đơn vị sản xuất hộp đen lớn trên thị trường cũng đã có các biên bản giải trình kết luận kiểm tra, lắp ráp và đã có những biện pháp khắc phục rất nhanh chóng về một số tồn tại mà đoàn thanh tra chỉ ra về vị trí lắp đặt hộp đen, nhập tên lái xe, cổng kết nối máy in, chiết suất dữ liệu….
- Ngày 1/7 tới sẽ là thời hạn xử phạt các doanh nghiệp vận tải không lắp hộp đen trên cả nước. Vậy, Thanh tra Bộ đã có những chuẩn bị gì cho công tác kiểm tra, xử lý vi phạm?Ông Thạch Như Sỹ: Việc thanh tra, xử phạt lắp đặt hộp đen sẽ được thực hiện vào đầu tháng 7/2013. Doanh nghiệp vận tải nào vi phạm sẽ xử lý mạnh, rút giấy phép kinh doanh vận tải chứ không chỉ dừng lại ở chỗ phạt tiền hoặc tước phù hiệu như trước đây. Đợt thanh tra lần này sẽ tập trung thanh tra việc lắp đặt, duy trì tình trạng kỹ thuật của thiết bị; việc khai thác, quản lý cập nhật thông tin trong 1 năm; các thông tin tối thiểu của thiết bị giám sát hành trình như thông tin về xe, lái xe, hành trình, tốc độ vận hành của xe, số lần và thời gian dừng đỗ của xe, việc mở cửa xe và thời gian làm việc của xe. Thanh tra Bộ đã chủ động mở 2 lớp tập huấn tại miền Nam và miền Bắc, trong đó có nhiều nội dung nhưng trọng điểm là tăng cường kiểm tra các điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp vận tải; trong đó có hộp đen. Chưa “dọa” được chủ doanh nghiệp
- Công tác thanh tra điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô vốn dĩ lâu nay còn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng này?
Ông Thạch Như Sỹ: Hiện nay, việc quản lý phương tiện vận tải, quản lý lái xe còn lỏng lẻo, nhiều đơn vị đi thanh tra nhưng không bắt được lỗi hoặc nếu bắt được cũng không xử phạt nghiêm, nên công tác thanh tra chỉ mới “dọa” được lái xe chứ chưa “dọa” được chủ doanh nghiệp.
[Xử phạt DN lắp hộp đen “lỗi” và “siết” tốc độ lái xe] Cụ thể, rất ít các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động thật sự đúng với quy định của Nghị định 91, còn lại là đa phần các phương tiện mang tên hợp tác xã hoặc các doanh nghiệp cổ phần nhưng không làm công tác quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động vận tải mà chỉ làm dịch vụ vận tải, trái với quy định của Nhà nước. Dẫn chứng, qua kết quả kiểm tra ở 47 đơn vị vận tải trên toàn quốc, đã phát hiện 27/47 doanh nghiệp sử dụng danh sách lái xe, phụ xe khác với thực tế. Doanh nghiệp có ghi danh sách lái xe để làm thủ tục đăng ký hoạt động, nhưng về họ giao xe cho ai thì không ai biết. Hành khách không hề biết người lái xe đó bằng cấp thế nào và ngay cả khi lực lượng Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông kiểm tra cũng không biết được người lái xe đó có hợp đồng với doanh nghiệp hay không? - Nhiều ý kiến cho rằng, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ, việc lắp đặt chỉ mang tính đối phó, gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan Nhà nước cũng như chưa tạo được niềm tin cho hành khách. Ông nghĩ gì về vấn đề này?
Ông Thạch Như Sỹ: Tình trạng chủ doanh nghiệp chỉ có 1 – 2 xe rồi nhờ một người nào đó ký hợp đồng, cũng thành lập bộ máy an toàn giao thông, bộ máy theo dõi thiết bị giám sát hành trình… nhưng thực chất đây chỉ là hồ sơ để làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh. Điển hình như ở Thanh Hóa, 49 doanh nghiệp kinh doanh thì có đến 22 doanh nghiệp chỉ có 1, 2 xe. Không hiếm các trường hợp mà chủ nhiệm Hợp tác xã vừa là ông giám đốc vừa là lái xe, phụ xe, vừa là Ban an toàn giao thông và kiêm luôn cả việc theo dõi thiết bị hộp đen… Hiện nay, việc xây dựng các văn bản pháp lý còn nhiều lỗi, chẳng hạn như đang tồn tại song song 2 hình thức quản lý thông tin của lái xe bằng thẻ quẹt và nhắn tin vào dữ liệu thiết bị hộp đen thì hình thức tin nhắn đang khiến cho lực lượng chức năng gặp khó…
- Vậy trong thời gian tới, Thanh tra Bộ Giao thông sẽ có những giải pháp gì để “siết” điều kiện quản lý lái xe và doanh nghiệp, xử phạt, cấp phép kinh doanh thông qua hộp đen?Ông Thạch Như Sỹ: Các doanh nghiệp cung cấp thiết bị, đơn vị vận tải lắp đặt và lỗi của lái xe đã được phát hiện qua công tác thanh kiểm tra thiết bị hộp đen. Qua đó, lực lượng chức năng có thể tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với lái xe, thu hồi phù hiệu chạy xe và nặng nhất là tước giấy phép kinh doanh vận tải. Doanh nghiệp đều hoạt động dựa trên lợi ích. Một khi không có giấy phép chạy tuyến sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và sẽ kéo theo cả lái xe nghỉ việc. Do đó, giải pháp lắp hộp đen và trích xuất dữ liệu từ thiết bị này sẽ giúp doanh nghiệp, lái xe điều khiển lại hành vi và chấp hành pháp luật tốt hơn./.
- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi./.
- Ngày 1/7 tới sẽ là thời hạn xử phạt các doanh nghiệp vận tải không lắp hộp đen trên cả nước. Vậy, Thanh tra Bộ đã có những chuẩn bị gì cho công tác kiểm tra, xử lý vi phạm?Ông Thạch Như Sỹ: Việc thanh tra, xử phạt lắp đặt hộp đen sẽ được thực hiện vào đầu tháng 7/2013. Doanh nghiệp vận tải nào vi phạm sẽ xử lý mạnh, rút giấy phép kinh doanh vận tải chứ không chỉ dừng lại ở chỗ phạt tiền hoặc tước phù hiệu như trước đây. Đợt thanh tra lần này sẽ tập trung thanh tra việc lắp đặt, duy trì tình trạng kỹ thuật của thiết bị; việc khai thác, quản lý cập nhật thông tin trong 1 năm; các thông tin tối thiểu của thiết bị giám sát hành trình như thông tin về xe, lái xe, hành trình, tốc độ vận hành của xe, số lần và thời gian dừng đỗ của xe, việc mở cửa xe và thời gian làm việc của xe. Thanh tra Bộ đã chủ động mở 2 lớp tập huấn tại miền Nam và miền Bắc, trong đó có nhiều nội dung nhưng trọng điểm là tăng cường kiểm tra các điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp vận tải; trong đó có hộp đen. Chưa “dọa” được chủ doanh nghiệp
- Công tác thanh tra điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô vốn dĩ lâu nay còn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc. Ông đánh giá như thế nào về thực trạng này?
Ông Thạch Như Sỹ: Hiện nay, việc quản lý phương tiện vận tải, quản lý lái xe còn lỏng lẻo, nhiều đơn vị đi thanh tra nhưng không bắt được lỗi hoặc nếu bắt được cũng không xử phạt nghiêm, nên công tác thanh tra chỉ mới “dọa” được lái xe chứ chưa “dọa” được chủ doanh nghiệp.
[Xử phạt DN lắp hộp đen “lỗi” và “siết” tốc độ lái xe] Cụ thể, rất ít các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động thật sự đúng với quy định của Nghị định 91, còn lại là đa phần các phương tiện mang tên hợp tác xã hoặc các doanh nghiệp cổ phần nhưng không làm công tác quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động vận tải mà chỉ làm dịch vụ vận tải, trái với quy định của Nhà nước. Dẫn chứng, qua kết quả kiểm tra ở 47 đơn vị vận tải trên toàn quốc, đã phát hiện 27/47 doanh nghiệp sử dụng danh sách lái xe, phụ xe khác với thực tế. Doanh nghiệp có ghi danh sách lái xe để làm thủ tục đăng ký hoạt động, nhưng về họ giao xe cho ai thì không ai biết. Hành khách không hề biết người lái xe đó bằng cấp thế nào và ngay cả khi lực lượng Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông kiểm tra cũng không biết được người lái xe đó có hợp đồng với doanh nghiệp hay không? - Nhiều ý kiến cho rằng, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ, việc lắp đặt chỉ mang tính đối phó, gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan Nhà nước cũng như chưa tạo được niềm tin cho hành khách. Ông nghĩ gì về vấn đề này?
Ông Thạch Như Sỹ: Tình trạng chủ doanh nghiệp chỉ có 1 – 2 xe rồi nhờ một người nào đó ký hợp đồng, cũng thành lập bộ máy an toàn giao thông, bộ máy theo dõi thiết bị giám sát hành trình… nhưng thực chất đây chỉ là hồ sơ để làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh. Điển hình như ở Thanh Hóa, 49 doanh nghiệp kinh doanh thì có đến 22 doanh nghiệp chỉ có 1, 2 xe. Không hiếm các trường hợp mà chủ nhiệm Hợp tác xã vừa là ông giám đốc vừa là lái xe, phụ xe, vừa là Ban an toàn giao thông và kiêm luôn cả việc theo dõi thiết bị hộp đen… Hiện nay, việc xây dựng các văn bản pháp lý còn nhiều lỗi, chẳng hạn như đang tồn tại song song 2 hình thức quản lý thông tin của lái xe bằng thẻ quẹt và nhắn tin vào dữ liệu thiết bị hộp đen thì hình thức tin nhắn đang khiến cho lực lượng chức năng gặp khó…
- Vậy trong thời gian tới, Thanh tra Bộ Giao thông sẽ có những giải pháp gì để “siết” điều kiện quản lý lái xe và doanh nghiệp, xử phạt, cấp phép kinh doanh thông qua hộp đen?Ông Thạch Như Sỹ: Các doanh nghiệp cung cấp thiết bị, đơn vị vận tải lắp đặt và lỗi của lái xe đã được phát hiện qua công tác thanh kiểm tra thiết bị hộp đen. Qua đó, lực lượng chức năng có thể tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với lái xe, thu hồi phù hiệu chạy xe và nặng nhất là tước giấy phép kinh doanh vận tải. Doanh nghiệp đều hoạt động dựa trên lợi ích. Một khi không có giấy phép chạy tuyến sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và sẽ kéo theo cả lái xe nghỉ việc. Do đó, giải pháp lắp hộp đen và trích xuất dữ liệu từ thiết bị này sẽ giúp doanh nghiệp, lái xe điều khiển lại hành vi và chấp hành pháp luật tốt hơn./.
- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi./.
Việt Hùng (Vietnam+)