Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ hàng trăm sỹ quan có liên quan tới giáo sỹ Gulen

Thổ Nhĩ Kỳ đã phát lệnh bắt giữ 295 sỹ quan quân đội với cáo buộc những đối tượng này có liên quan đến mạng lưới của Giáo sỹ Fethullah Gulen.
Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ hàng trăm sỹ quan có liên quan tới giáo sỹ Gulen ảnh 1Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành chiến dịch bố ráp nhằm vào những người bị nghi. (Nguồn: AP)

Thổ Nhĩ Kỳ đã phát lệnh bắt giữ 295 sỹ quan quân đội với cáo buộc những đối tượng này có liên quan đến mạng lưới của Giáo sỹ Fethullah Gulen - người đang sống lưu vong tại Mỹ và bị Ankara cáo buộc là chủ mưu vụ đảo chính bất thành hồi tháng 7/2016.

Thông báo ngày 22/2 của Văn phòng Công tố Istanbul cho biết các đối tượng bị bắt giữ theo lệnh trên gồm 3 đại tá, 8 thiếu tá và 10 trung úy cùng sỹ quan quân đội phiên chế lực lượng hải quân và không quân.

Lệnh bắt giữ được phát ra sau khi cuộc điều tra cước điện thoại giữa các đối tượng nghi là "tay sai" của giáo sỹ Gulen.

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu triển khai chiến dịch vây bắt từ 1 giờ sáng đến chiều 22/2 tại hơn 55 tỉnh với khoảng 150 đối tượng đã bị bắt giữ.

[Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch bắt hơn 1.000 người liên quan giáo sỹ Gulen]

Đêm 15/7/2016, hơn 240 người, chủ yếu là dân thường, đã thiệt mạng khi một nhóm binh lính sử dụng xe tăng và máy bay chiến đấu tấn công các cơ quan trọng yếu của chính phủ nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

Tuy nhiên, âm mưu đảo chính này đã thất bại do vấp phải sự phản đối của dân chúng. Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc giáo sỹ Gulen đứng sau âm mưu này và đã tiến hành nhiều chiến dịch truy quét quy mô lớn nhằm vào các cá nhân và tổ chức tình nghi liên quan giáo sỹ này.

Khoảng 160.000 người đã bị bắt giữ gồm các học giả, binh lính và cả các viên chức nhà nước. Trong số này, 77.000 người đã chính thức bị kết án tù.

Chiến dịch truy quét vấp phải sự phản đối từ các đồng minh phương Tây của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ luôn khẳng định các biện pháp đã triển khai là cần thiết trong bối cảnh nước này vẫn đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.