Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đóng vai trò nước bảo lãnh an ninh cho Ukraine

Tổng thống Tayyip Erdogan cũng cho biết về nguyên tắc, Thổ Nhĩ Kỳ có thể và sẵn sàng là một trong những quốc gia bảo lãnh cho việc đảm bảo an ninh của Ukraine.
Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đóng vai trò nước bảo lãnh an ninh cho Ukraine ảnh 1Những tòa nhà bị phá hủy trong xung đột tại tại phía Bắc thủ đô Kiev, Ukraine ngày 21/3/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 31/3, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết về nguyên tắc, Ankara sẵn sàng đóng vai trò là nước bảo lãnh an ninh cho Ukraine, nhưng cần làm việc cụ thể về các chi tiết cho một định dạng như vậy.

Trong tuyên bố của mình, ông Erdogan cho biết các cuộc đàm phán giữa Moskva và Kiev tại Istanbul đã tạo "động lực đáng kể" cho tiến trình chấm dứt xung đột.

Ông cho biết sẽ nhắc lại lời đề nghị tổ chức một cuộc gặp giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

[Trận địa tên lửa S-300 Ukraine tan nát sau cuộc tấn công của Nga]

Tổng thống Erdogan cũng cho biết về nguyên tắc, Thổ Nhĩ Kỳ có thể và sẵn sàng là một trong những quốc gia bảo lãnh cho việc đảm bảo an ninh của Ukraine.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh mọi chi tiết của vấn đề này cần phải được làm rõ.

Ông đồng thời nhấn mạnh quyết định của Nga về việc giảm quy mô chiến dịch quân sự gần thành phố Kiev và Chernihiv của Ukraine là "thực sự quan trọng."

Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), có chung đường biên giới trên biển với Ukraine và Nga ở Biển Đen.

Ankara có quan hệ tốt với cả Moskva và Kiev và đã đề nghị làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột giữa 2 bên.

Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Ukraine trong khi phản đối các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.

Ngày 29/3 vừa qua, các cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên sau nhiều tuần giữa Nga và Ukraine đã diễn ra tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi đó, phát biểu họp báo cùng ngày, Thủ tướng Italy Mario Draghi cho biết trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây, nhà lãnh đạo Nga đã nói rằng hiện vẫn chưa phải là thời điểm thích hợp để có được một lệnh ngừng bắn ở Ukraine.

Thủ tướng Draghi cũng cho biết ông Putin đã nói rằng các hợp đồng khí đốt hiện tại vẫn còn hiệu lực và các công ty châu Âu sẽ tiếp tục thanh toán bằng đồng euro và USD, thay vì bằng đồng ruble của Nga./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.