Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục mua dầu khí của Iran bất chấp bị trừng phạt

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ không sợ khả năng bị Mỹ trừng phạt vì giao thương với Iran và nói thêm rằng Ankara không muốn cắt quan hệ với Tehran.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục mua dầu khí của Iran bất chấp bị trừng phạt ảnh 1Toàn cảnh một cơ sở khai thác khí đốt của South Pars ở cảng biển Asalouyeh, phía Bắc vịnh Persian, Iran. (Ảnh: Reuters/TTXVN)

Theo Reuters, Đài truyền hình NTV đưa tin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 27/9 cho biết nước này không thể dừng mua dầu mỏ và khí thiên nhiên từ Iran, bất chấp nguy cơ bị Mỹ trừng phạt, và ông nói thêm rằng thương mại giữa hai quốc gia sẽ tiếp tục.

Trao đổi với báo giới trên chuyến bay từ Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York về nước, ông Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ không sợ khả năng bị Mỹ trừng phạt vì giao thương với Iran và nói thêm rằng Ankara không muốn cắt quan hệ với Tehran.

Theo AFP, Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 26/9 đã thách thức những nước đã cáo buộc Tehran gây ra vụ tấn công vào các cơ sở lọc dầu của Saudia Arabia hôm 14/9, đưa ra bằng chứng.

Trao đổi với báo giới tại New York, ông Rouhani nêu rõ: "Những nước đã đưa ra cáo buộc phải cung cấp bằng chứng cần thiết. Bằng chứng của các bạn là gì?"

[Iran bác cáo buộc của Anh, Pháp và Đức về vụ tấn công ở Saudi Arabia]

Trước đó, Mỹ, Pháp, Đức và Anh đều đã đổ lỗi cho Iran không kích các nhà máy lọc dầu và mỏ dầu Khurais của Vương quốc Saudi Arabia khiến nước này bị giảm một nửa sản lượng dầu mỏ.

Theo Reuters, Hãng thông tấn của Bộ Dầu mỏ Iran SHANA ngày 26/9 đưa tin, Tehran đã khởi động một cuộc điều tra về an ninh tại cơ sở dầu mỏ Gulf và các cơ sở khí đốt chủ chốt của nước này, trong đó có việc sẵn sàng ứng phó với các cuộc tấn công mạng sau khi truyền thông đưa tin rằng Mỹ đang cân nhắc khả năng tấn công mạng vào quốc gia Trung Đông này.

SHANA cho hay, ông Pirouz Mousavi, người đứng đầu Đặc khu kinh tế năng lượng Pars (PSEEZ), đã kiểm tra cơ sở này và gặp gỡ những quản lý cấp cao của PSEEZ, bao gồm những người chịu trách nhiệm với an ninh mạng và phản ứng khẩn cấp.

PSEEZ đã được lập ra từ năm 1998 nhằm khai thác dầu và khí đốt ở mỏ Nam Pars, bể khí thiên nhiên lớn nhất thế giới. Còn mỏ North Field ở ngoài khơi là Iran và Qatar cùng chia sẻ.

Trong một hoạt động khác, ông Gholamreza Jalali, người đứng đầu lực lượng phòng thủ dân sự chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh mạng, cũng đã kêu gọi tăng cường an ninh tại các cơ sở công nghiệp và khẳng định: "Những kẻ thù của chúng ta coi không gian mạng là một trong những khu vực chính đe dọa các quốc gia, đặc biệt là Iran"./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Người dân sơ tán tránh xung đột tại Gaza ngày 22/10/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Mỹ hối thúc Israel chuyển hướng chiến lược tại Gaza

Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh Israel đã đạt được phần lớn mục tiêu chiến lược liên quan tới Gaza kể từ sau ngày 7/10 năm ngoái và đây là thời điểm để biến điều đó thành quả lâu dài và chiến lược.