Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy dự án kênh đào Istanbul kinh phí 9,2 tỷ USD

Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sẽ giảm bớt lưu lượng vận tải trên Eo biển Bosphorus, một trong những tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, và ngăn ngừa các sự cố tương tự như ở kênh đào Suez.
Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy dự án kênh đào Istanbul kinh phí 9,2 tỷ USD ảnh 1Dự án Kanal Istanbul sẽ giúp kết nối Biển Đen với biển Marmara. (Nguồn: bigthink.com)

Bộ trưởng Môi trường Thổ Nhĩ Kỳ Murat Kurum ngày 27/3 cho biết quốc gia này đã phê duyệt kế hoạch phát triển một kênh đào khổng lồ ngay sát thành phố Istanbul.

Trong tuyên bố đăng tải trên mạng xã hội Twitter, ông Kurum thông báo kế hoạch phát triển Dự án Kanal Istanbul đã được phê duyệt và đưa ra tham khảo ý kiến cộng đồng. Trên cơ sở đó, giới chức nước này sẽ nhanh chóng triển khai dự án kênh đào này.

Dự kiến, kênh đào Istanbul có kinh phí xây dựng 75 tỷ lira (9,2 tỷ USD) và sẽ kết nối Biển Đen ở phía Bắc Istanbul với biển Marmara ở phía Nam thành phố.

[Tiếp tục nỗ lực giải cứu tàu Ever Given mắc kẹt ở kênh đào Suez]

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết sẽ giảm bớt lưu lượng vận tải trên Eo biển Bosphorus, một trong những tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, và ngăn ngừa các sự cố tương tự như tàu chở hàng Ever Given mắc kẹt ở kênh đào Suez của Ai Cập.

Tuy nhiên, dự án kênh đào ở Istanbul đối mặt với làn sóng chỉ trích rằng nó sẽ tàn phá môi trường và gây ô nhiễm tài nguyên nước ngọt xung quanh thành phố 15 triệu dân.

Thị trưởng Istanbul Ekrem Imamoglu, thành viên của đảng đối lập chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, là một trong những người chỉ trích mạnh mẽ nhất dự án, trong bối cảnh nước này đang đối phó với đại dịch COVID-19./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.