Thủ tướng Anh đối mặt với nhiều sức ép sau thỏa thuận với EU

Những cuộc tranh luận gay gắt xoanh quanh các quyền lợi về thuế và trợ cấp mà nước Anh phải chi trả cho người nhập cư mang quốc tịch các nước thuộc EU.
Thủ tướng Anh đối mặt với nhiều sức ép sau thỏa thuận với EU ảnh 1Thủ tướng Anh David Cameron. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Chính trường nước Anh đang nóng lên với những cuộc tranh luận gay gắt về nội dung thỏa thuận mà Thủ tướng David Cameron đã ký sau cuộc thương lượng kéo dài với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk.

Nội dung chính xoay quanh các quyền lợi về thuế và trợ cấp mà nước Anh phải chi trả cho người nhập cư mang quốc tịch các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), mà Ba Lan là nhóm chiếm đa số.

Giới chuyên gia nhận định phiên điều trần trước Quốc hội trong tuần này là phiên điều trần căng thẳng nhất từ trước đến nay trong sự nghiệp làm Thủ tướng của ông Cameron khi ông phải trả lời các câu hỏi về kết quả đàm phán cải cách EU mà Anh đưa ra để dân chúng nước Anh có cơ sở ra quyết định sẽ bỏ phiếu ở lại hay rút khỏi EU.

Quá trình đàm phán kéo dài từ cuối năm ngoái năm 2015 và chỉ đạt thỏa thuận cuối cùng vào trưa 3/2, sau khi kéo dài thêm 24 giờ so với dự kiến. Ngay khi công bố kết quả, cả hai phe, ủng hộ hay phản đối tư cách thành viên của Anh trong EU, đều chỉ trích Thủ tướng Cameron. Ông Cameron sẽ còn phải đối phó với những chỉ trích kéo dài của dư luận trong những ngày tới.

Hiện người dân Anh coi người nhập cư nước ngoài hưởng trợ cấp của chính phủ, với tị nạn theo diện hợp pháp đều là người nước ngoài đến Anh để kiếm việc làm do chênh lệch về thu nhập cao hơn nước của họ. Người dân nước này cũng không chấp nhận nhiều người nhập cư vào Anh thậm chí còn không làm việc, tạo thêm gánh nặng cho nhà nước.

Xuất phát điểm ban đầu của Thủ tướng David Cameron là cắt bỏ ngay lập tức hai khoản tiền hoàn thuế đối với người thu nhập thấp và tiền trợ cấp thuế cho con cái của nhóm này. Tuy nhiên, thỏa thuận mới thì chỉ cho phép tạm ngưng chi khoản trợ thuế cho người thu nhập thấp, còn trợ cấp cho con cái người nhập cừ vẫn phải duy trì. Giới phân tích coi đây là bước lùi của Thủ tướng Anh, khiến cho cả hai phe có quan điểm đối nghịch nhau về EU đều hướng sự chỉ trích tới ông Cameron. Ngoài ra, thỏa thuận mới có thể khiến đảng Bảo thủ bị mất tín nhiệm./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.