Thủ tướng Hà Lan thảo luận với Nhà vua về chính phủ tạm quyền

Sau khi chính phủ Hà Lan sụp đổ, bước tiếp theo sẽ là giải tán Quốc hội để tiến hành tổng tuyển cử. Tuy nhiên, cần có một cuộc thảo luận về việc chính phủ Hà Lan từ chức tại Hạ viện trong ngày 10/7.
Thủ tướng Hà Lan thảo luận với Nhà vua về chính phủ tạm quyền ảnh 1Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte trong cuộc họp báo thông báo quyết định từ chức, tại The Hague, ngày 7/7/2023. (Ảnh: ANP/TTXVN)

Ngày 8/7, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã có cuộc thảo luận với Nhà vua Willem-Alexander về một chính phủ tạm quyền.

Động thái này được thực hiện chính phủ theo đường lối trung hữu ở Hà Lan sụp đổ do những tranh cãi về các chính sách nhập cư.

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, sau khi rời cuộc thảo luận, Thủ tướng Rutte đã từ chối bình luận với báo giới chi tiết về nội dung nói chuyện với Nhà vua Willem-Alexander. Ông chỉ chia sẻ rằng đây "là những cuộc họp kín."

[Chính phủ Hà Lan sụp đổ do bất đồng về chính sách với người di cư]

Dự kiến, sau khi chính phủ sụp đổ thì bước tiếp theo sẽ là giải tán Quốc hội để tiến hành tổng tuyển cử. Tuy nhiên, cần có một cuộc thảo luận về việc chính phủ Hà Lan từ chức tại Hạ viện trong ngày 10/7.

Sau khi Quốc hội giải tán, một cuộc bầu cử mới dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới.

Thời gian qua, các đảng trong liên minh của Thủ tướng Rutte đã bất đồng về kế hoạch của ông siết chặt các biện pháp hạn chế đoàn tụ gia đình của người xin tị nạn, biện pháp vốn nhằm hạn chế số người di cư sau vụ bê bối hồi năm ngoái liên quan đến các trung tâm tị nạn quá tải khiến một em nhỏ thiệt mạng và hàng trăm người phải ngủ ngoài trời.

Liên minh cầm quyền vừa qua là liên minh thứ 4 do ông Rutte lãnh đạo kể từ khi nhậm chức lần đầu vào năm 2010.

Tuy nhiên, liên minh này chỉ mới lên nắm quyền từ tháng 1/2022, sau thời gian đàm phán kỷ lục là 271 ngày và vẫn chia rẽ sâu sắc trong nhiều vấn đề./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.