Thủ tướng May chịu sức ép thay đổi đường lối đàm phán với EU

Thủ tướng Theresa May chịu sức ép thay đổi đường lối đàm phán với EU

Cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ tuyên bố Thủ tướng Anh cần bắt đầu hợp tác với giới doanh nghiệp và các đảng khác về vấn đề Anh ra khỏi EU nếu chính phủ của bà muốn tồn tại.
Thủ tướng Theresa May chịu sức ép thay đổi đường lối đàm phán với EU ảnh 1Bà Theresa May. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Ngày 13/6, cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ William Hague tuyên bố Thủ tướng Anh Theresa May cần bắt đầu hợp tác với giới doanh nghiệp và các đảng khác về vấn đề Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) còn gọi là Brexit, nếu chính phủ của bà muốn tồn tại.

Ông Hague, người từng giữ chức Ngoại trưởng Anh thời gian 2010-2014, cho biết sự thay đổi chiến lược này sẽ phải diễn ra trong vài tuần tới trước khi diễn ra các cuộc đàm phán với EU bắt đầu.

[Anh và EU chưa ấn định được ngày bắt đầu tiến hành đàm phán]

Cho dù từng hy vọng sẽ chiếc thắng vang dội, nhưng cuối cùng đảng Bảo thủ của bà May đã để mất thế đa số quá bán tại Quốc hội trong cuộc bầu cử sớm vừa qua, buộc bà phải tiến hành các cuộc đàm phán vội vã về hình thành một liên minh với đảng Hợp nhất Dân chủ (DUP) của người Tin lành ở Bắc Ireland. Các cuộc đàm phán này vẫn chưa kết thúc cho dù thời điểm khởi đầu đàm phán giữa Anh và EU đang đến rất gần ngày dự kiến là ngày 19/6 tới.

Trước đó, ngày 12/6, người phát ngôn của Thủ tướng Theresa May cho biết cách tiếp cận ban đầu của bà đối với Brexit vốn tập trung vào việc hạn chế người di cư, ra đi mà không cần một thỏa thuận nếu cần thiết, vẫn không thay đổi.

[Nước cờ sai lầm của nữ Thủ tướng Anh Theresa May]

Tuy nhiên, bà May đang chịu áp lực ngày càng tăng từ phía các nhà lập pháp trong đảng của bà yêu cầu bà có lập trường mềm mỏng hơn. Bản thân bà May cũng đã thừa nhận với các thành viên đảng Bảo thủ trong Quốc hội rằng cần một sự đồng thuận rộng rãi hơn về chiến lược đàm phán Brexit.

Cũng liên quan đến thời điểm bắt đầu đàm phán giữa Anh và EU, Bộ trưởng Tài chính Đan Mạch Kristian Jensen ngày 13/6 cho biết ông hy vọng kết quả cuộc bầu cử Quốc hội ở Anh sẽ đem lại một "khoảng thời gian tạm dừng" và tạo một cơ hội xem xét lại phương hướng cho các cuộc đàm phán về Brexit./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.