Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đặt điều kiện rút dự luật cải cách

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ ngỏ ý sẵn sàng rút dự luật gây tranh cãi nhằm hạn chế quyền lực của giới tư pháp, nhưng cần có điều kiện cụ thể.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đặt điều kiện rút dự luật cải cách ảnh 1Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 14/1, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã ngỏ ý sẵn sàng rút dự luật gây tranh cãi nhằm hạn chế quyền lực của giới tư pháp, nhưng cần có điều kiện cụ thể.

Ông Erdogan khẳng định nếu phe đối lập chấp thuận cải cách tư pháp là một phần của sửa đổi Hiến pháp, Chính quyền của ông sẽ "đóng băng" dự luật này và nếu cần thiết có thể không trình dự luật này ra trước Quốc hội.

Tuyên bố trên của ông Erdogan được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Abdullah Gul trong nỗ lực "tháo ngòi" cho cuộc khủng hoảng trên chính trường Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến dự luật trên, đã tiến hành đàm phán riêng rẽ với Thủ tướng Erdogan và các nhà lãnh đạo đối lập.

Bộ trưởng Tư pháp Bekir Bozdag cũng đã gặp lãnh đạo các đảng đối lập trong ngày 14/1 để giải quyết căng thẳng hiện nay.

 

Bất chấp những nỗ lực trên, cuộc khủng hoảng chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ càng thêm phức tạp. Trong ngày 14/1, cảnh sát chống khủng bố Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 25 đối tượng có liên hệ với mạng lưới khủng bố Al Qeada.

Những đối tương này bị cáo buộc tuyển mô binh sĩ và tuồn vũ khí cho phe đối lập tại Syria. Tất cả đều là thành viên Tổ chức cứu trợ nhân đạo (IHH) thân với Chính phủ của ông Erdogan.

Dự luật cải cách ngành tư pháp được Đảng Công lý và Phát triển (AKP) của Thủ tướng Erdogan đưa ra nhằm tăng thêm quyền cho Chính phủ trong việc bổ nhiệm các thẩm phán và công tố viên. Tuy nhiên, Hội đồng thẩm phán và công tố tối cao (HSYK) - có trách nhiệm bổ nhiệm thẩm phán - cho rằng dự luật trên là vi hiến.

Ông Erdogan buộc tội những người ủng hộ giáo sỹ Hồi giáo lưu vong Fethullah Gulen - lực lượng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong lực lượng cảnh sát và tư pháp - đứng đằng sau chiến dịch chống tham nhũng nhằm làm suy yếu chính quyền của ông trước thềm cuộc bầu cử địa phương vào tháng 3 và bầu cử tổng thống vào tháng 8 tới./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.