Thủ tướng TNK bảo vệ quyết định mua tên lửa TQ

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói rằng Trung Quốc đã đưa ra những điều kiện tốt nhất khi đưa ra hệ thống HQ-9.
Theo AFP, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 23/10 đã lên tiếng bảovệ quyết định gây tranh cãi về việc đàm phán mua hệ thống phòng thủ tênlửa tầm xa của Trung Quốc, song cho biết thỏa thuận chưa được hoàn tất.

Tháng trước, Ankara tuyên bố khởi động đàm phán với Tập đoànXuất-Nhập khẩu Cơ khí chính xác Trung Quốc (CPMIEC) về việc mua hệ thốngphòng thủ tên lửa HQ-9, trị giá 4 tỷ USD, khiến các đồng minh của ThổNhĩ Kỳ trong NATO, đặc biệt là Mỹ, tức giận.

CPMIEC bị Mỹtrừng phạt do vi phạm Đạo luật Không phổ biến vũ khí hạt nhân với Iran,Triều Tiên và Syria. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, công ty này bị trừng phạt hồi năm 2006 vì đã bán công nghệ tên lửa cho Iran.

[Thổ Nhĩ Kỳ chọn tên lửa Trung Quốc vì giá rẻ]

Theo Thủ tướngErdogan, "tại thời điểm đó, Trung Quốc đã đưa ra những điều kiện tốtnhất", bao gồm đáp ứng yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về việc hợp tác sản xuấtloại tên lửa trên.

Ông Erdogan cho biết các cuộc thương thảo giữa haibên vẫn đang diễn ra và ông sẽ cùng Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng thammưu trưởng quân đội đưa ra "quyết định cuối cùng", song không cho biếtthời điểm ra quyết định.

CPMIEC đã vượt qua các đối thủRaytheon & Lockheed Martin của Mỹ, Rosoboronexport của Nga và liêndoanh Eurosamrs của Italy-Pháp để thắng thầu hợp đồng cung cấp tên lửaphòng không nói trên cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Các chuyên gia phương Tây lo ngại hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc sẽ không tương thích với hệ thống cảnh báo sớm của NATO.

Mỹ, Đức và Hà Lan, các thành viên khác của NATO, mỗi nước đều đã đưa haikhẩu đội Patriot cùng 400 binh sĩ đến để vận hành hệ thống phòng thủtên lửa này, đặt ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu năm nay sau khi Ankara đềnghị NATO tăng cường khả năng phòng thủ chống lại nguy cơ tấn công từSyria./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.