Trong thời gian của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung đã dần làm quen với môi trường làm việc ảo, mô hình hoạt động của doanh nghiệp thay đổi ít nhiều, đặc biệt, công nghệ, kỹ thuật số đã được ứng dụng đáng kể.
Theo đánh giá của các chuyên gia, đây chính là khoảng thời gian để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nền kinh tế số, từ đó làm việc hiệu quả hơn, tiến gần hơn với nền kinh tế số của thế giới.
Chuẩn bị nguồn lực tài chính và nhân sự
Có thể nói, đại dịch COVID-19 đã đánh một cú “trời giáng” vào tất cả mọi ngành nghề, lĩnh vực. Tuy nhiên, trong nguy luôn có cơ, xét ở khía cạnh tích cực, đây thực sự là cơ hội để con người nhận ra tính ưu việt của kinh tế số, chính dịch COVID-19 lại thúc đẩy sự tái phát triển của cơ sở hạ tầng, công nghệ và chuyển đổi mô hình từ offline sang online, tạo sức ép cho các doanh nghiệp cần phải thực hiện chuyển đổi số một cách cấp bách và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Theo dự báo của hãng phân tích IDC (2019), chi tiêu cho chuyển đổi số trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng 17,1% trong 5 năm tới và đạt 2,3 nghìn tỉ đô la vào năm 2023.
Đây sẽ không phải cuộc chơi riêng của những ông lớn trong lĩnh vực công nghệ. Nhờ cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhờ sự bùng nổ của Internet, mọi doanh nghiệp đều bình đẳng hơn trong sân chơi này.
[Chuyển đổi số là giải pháp quan trọng để phát triển nhanh, bền vững]
Mọi doanh nghiệp đều có cơ hội, có khả năng chuyển đổi số, với mục tiêu là xây dựng doanh nghiệp mình thành một doanh nghiệp số. Và để thực hiện hoạt động quan trọng này doanh nghiệp cần phải có kế hoạch rõ ràng về việc phân bổ ngân sách cho các sáng kiến, giải pháp kỹ thuật số cũng như chi phí nhân sự hỗ trợ. Bên cạnh đó, chuyển đổi số không chỉ là về công nghệ mà nó còn thay đổi suy nghĩ, tư duy của nhân viên về vai trò của ứng dụng công nghệ trong thực hiện, những vai trò mới để có tính cạnh tranh cao hơn.
Ứng dụng công nghệ phù hợp
Yếu tố sau cùng và cũng là cốt yếu nhất khi doanh nghiệp muốn chuyển đổi số chính là tích hợp công nghệ và kỹ thuật số vào quá trình hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Chuyển đổi số đòi hỏi tổ chức phải có một quyết tâm thay đổi, thách thức những thói quen, không ngừng thử nghiệm cái mới. Chính vì thế, có nhiều doanh nghiệp rất chật vật trong quá trình này. Nhất là với các đơn vị bước đầu làm quen với các nền tảng công nghệ số.
Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng ngay từ khâu lựa chọn ứng dụng, giải pháp, cho đến chủ thể của giải pháp công nghệ. Và nhắc đến đơn vị cung cấp các giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp, không thể không nhắc đến đơn vị tiên phong trong quá trình này – nhà mạng MobiFone.
Với ưu thế nhanh nhạy trong nắm bắt quy luật phát triển của thị trường công nghệ, MobiFone đã sớm dẫn dắt thị trường khi đưa ra hàng loạt các gói giải pháp cho doanh nghiệp, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số được diễn ra nhanh chóng và thuận tiện.
Có thể kể đến như giải pháp của MobiFone như E Office – giải pháp văn phòng không giấy; chữ ký điện tử MobiCA giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý điều hành hoạt động văn phòng, các quy trình nghiệp vụ hành chính một cách hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm; Mega Meeting, giải pháp họp trực tuyến đa chức năng; giải pháp tổng đài 3C, công cụ giúp ích nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng đa kênh cho doanh nghiệp; hoá đơn điện tử m Invoice, một công cụ nên trang bị cho mọi doanh nghiệp số hoá nhất là khi sắp tới đây, quy định bắt buộc về hoá đơn điện tử chính thức được áp dụng. Với các đơn vị cần quản lý doanh thu, hoạt động bán hàng có mSale, mShop,...
Có thể thấy, với hệ sinh thái sản phẩm công nghệ của MobiFone, các chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể điều hành tổ chức của mình hoạt toàn dựa trên công nghệ số, bao gồm từ việc quản lý văn bản, quản lý nhân sự, sản xuất kinh doanh đến chăm sóc khách hàng…
Với sự trợ giúp từ các sản phẩm từ nhà mạng, có thể dễ dàng hình dung một doanh nghiệp được số hoá thực sự, không còn giới hạn về thời gian và không gian làm việc, luôn linh hoạt trong các tình huống nhưng vẫn đảm bảo được kết quả công việc cũng như tính kỷ luật trong tổ chức.
Các giải pháp của MobiFone phủ sóng được gần hết các điểm quan trọng từ quản lý hành chính, tổ chức nhân sự, dịch vụ công cho đến truyền thông tuyên truyền…
Bên cạnh đó, các giải thưởng tại các sân chơi công nghệ thông tin trong nước và quốc tế ghi tên MobiFone bằng những danh hiệu như: Doanh nghiệp Chuyển đổi số Việt Nam 2019, với hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP; Danh hiệu TOP 10 Sao Khuê 2019 cho sản phẩm Giải pháp truyền thông ứng dụng Bigdata (IVR) của MobiFone; Danh hiệu Sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu Sao Khuê 2020 cho giải pháp Văn phòng điện tử MobiFone Eoffice và giải pháp AI Traffic Giám sát giao thông thông minh.
Đặc biệt là cả 5 sản phẩm của MobiFone là giải pháp Truyền thanh thông minh, chuyển đổi văn bản thành giọng nói MobiFone.AI, Tổng đài tự động mAICallCenter, MobiFone Go và Airtime Plus đã đoạt 5 giải thưởng lớn tại Giải thưởng uy tín Kinh doanh quốc tế - IBA Stevie Awards gồm 1 Giải Vàng, 1 Giải Bạc và 03 Giải Đồng.
Mới đây, Chương trình Thương hiệu Quốc gia 2020 cũng vinh danh 5 giải pháp số của MobiFone gồm Giải pháp truyền thông thông minh MobiFone; trung tâm liên lạc 3C MobiFone; mSale MobiFone; giải pháp truyền thông ứng dụng BigData MobiFone; Hệ thống giải pháp phân phối dịch vụ giá trị gia tăng, sản phẩm số mSocial MobiFone
Với khởi điểm là nhà mạng đầu tiên triển khai mạng di động tại Việt Nam, với sức sáng tạo không ngừng và luôn nỗ lực đi đầu trong việc tìm tòi các biện pháp mới, công nghệ hiện đại, đại diện MobiFone khẳng định sẽ là đối tác đáng tin cậy luôn sẵn sàng để đồng hành với doanh nghiệp cùng chuyển đổi số, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đối số quốc gia trong tương lai./.