Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu quốc gia về dị ứng và bệnh lây hiễm(USNIAID) ngày 29/2 cho biết virus Ebola xuất hiện tại châu Phi trong những năm1970 có thể gây ra một cơn sốt xuất huyết nguy hiểm, khiến bệnh nhân chảy máutới chết trong 90% số trường hợp nhiễm bệnh.
Dù hiếm xảy ra nhưng virus Ebola cũng bị xem là vũ khí khủng bố sinh học tiềmnăng bởi mức lây lan của nó quá cao, tỷ lệ chết quá lớn và người ta hoàn toànkhông có phương thức chữa bệnh tiêu chuẩn để chống nó.
Tuy nhiên một số viên thuốc mà người ta đã quá quen thuộc dùng để chữa bệnhmáu trắng gồm nolitinib và imatinib, dường như đã thành công nhất định trongviệc ngăn chặn virus này sinh sôi trong tế bào người. Nhà nghiên cứu chính MayraGarcia ở USNIAID và các cộng sự đã thông báo kết quả nghiên cứu của họ trên tuầnbáo Science Translational Medicine.
Thông qua việc thí nghiệm với các tế bào gốc thận của con người trong phòngthí nghiệm, họ thấy rằng loại protein mang tên c-Abl1 tyrosine kinase là yếu tốchính quyết định việc virus Ebola có sinh sôi được trong cơ thể người hay không.Thuốc trị bạch cầu hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của protein trên.Việc này khiến một protein của virus tên VP40 sẽ ngăn chặn việc thả các phân tửvirus ra khỏi những tế bào bị nhiễm bệnh, trong một tiến trình gọi là nảy nởfilovirus.
Các tác giả cho biết: "Thuốc nhắm tới quá trình nảy nở filovirus sẽ ngăn chặnsự lây nhiễm, giúp hệ miễn nhiễm có thời gian kiểm soát hoạt động lây nhiễm. Cáckết quả của chúng tôi cho thấy việc tiêm nilotinib hay imatinib trong ngắn hạncó thể hữu dụng trong việc trị lây nhiễm virus Ebola."
Imatinib, đang được bán trên thị trường với tên Gleevec và Glivec, được dùngđể chữa bệnh ung thư máu bạch cầu nguyên bào tủy mãn tính, một căn bệnh sinh rado sự rối loạn hoạt động của enzyme c-Abl. Nilotinib, được bán với tên Tasigna,đã được dùng để chữa cùng căn bệnh trên nhưng dành cho các bệnh nhân kháng thuốcimatinib.
Cả hai thuốc đều khá an toàn, dù có một số trường hợp nhiễm độc tim mạch đượcbáo cáo trên một lượng nhỏ bệnh nhân, khi họ dùng thuốc trong thời gian dài.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 1.850 trường hợp nhiễm ebola đã xảy ra kểtừ năm 1976, với 1.200 người chết. Virus này có nguồn gốc trong một số loài dơiăn quả châu Phi. Khỉ đột và một số động vật linh trưởng phi con người cũng dễnhiễm bệnh./.