Sáng 8/4, tại Phú Yên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự Hội nghị tổng kếtChương trình triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện antoàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung theoQuyết định 716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Xây dựng tổchức.
Chính sách đảm bảo được mục tiêu kép
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung gồm 14 tỉnh, thành phố từ Thanh Hóađến Bình Thuận, có diện tích tự nhiên 95.792 km 2 , dân số trên 19 triệu người.Do đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hảimiền Trung là nơi thường xuyên xảy ra thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, lụt. Thiêntai đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho người dân, đồng thời gâytrở ngại cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của các địaphương.
Theo thống kê, trong thời gian khoảng 5 - 6 năm trở lại đây, thiên tai, lũ, lụtđã làm chết trên 1.500 người; nhiều tài sản, tư liệu sản xuất thiết yếu, lươngthực, thực phẩm... bị phá hủy; trong đó trên 500.000 căn nhà bị hư hỏng, hơn42.000 căn nhà bị sập đổ hoặc nước cuốn trôi.
Thực hiện Quyết định số 716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 về việc triển khai thí điểmgiải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụtvùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung , các địa phương trong vùng đã lựachọn triển khai thí điểm xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt cho 700 hộ nghèo tại14 xã bị ảnh hưởng nặng bởi lũ, lụt thuộc 7 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên. Đến nay, có 697/700 hộ đã hoàn thànhxây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt, đạt 99,6%.
[Chòi tránh lũ giúp dân an toàn "sống chung với lũ"]
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, tất cả các chòi phòng tránh lũ,lụt hoàn thành đều có sàn sử dụng vượt mức ngập cao nhất tại vị trí xây dựng vàcó diện tích tối thiểu từ 10 m 2 trở lên. Chất lượng chòi phòng tránh lũ, lụttương đương gian nhà ở kiên cố (khung bê tông cốt thép, sàn đổ bê tông hoặc làmbằng gỗ, mái đổ bê tông hoặc lợp phibrôximăng, bao che bằng xây gạch).
Đa số các nhà chòi có giá thành từ 30-40 triệu đồng, một số nhà chòi có giáthành cao hơn, tới 50-60 triệu đồng do các hộ dân xây dựng với diện tích rộnghơn và có mức độ hoàn thiện tốt hơn, kết hợp làm nơi để ở.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định, kết quả thực hiện Quyết địnhsố 716 cho thấy, c ác quy định của chính sách đảm bảo phù hợp với thực tế và cótính khả thi cao. Các quy định đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, tạo thuận lợicho mọi cấp, mọi ngành, mọi người dân trong triển khai thực hiện.
Mức hỗ trợ, mức vay, mức huy động thêm từ cộng đồng đảm bảo phù hợp với mụctiêu của chính sách. Với mức hỗ trợ quy định, các hộ dân đã đảm bảo xây dựngđược chòi phòng tránh lũ, lụt theo các tiêu chí đề ra.
Mô hình xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt được chính quyền các địa phương vàngười dân đánh giá là có nhiều ưu điểm nổi trội so với các mô hình khác, đảm bảophù hợp với thực tế trong điều kiện hiện nay. Đây là chính sách hợp lòng dân,được người dân đồng tình, ủng hộ, các tổ chức đoàn thể và chính quyền các địaphương đánh giá rất cao. Chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống.
Mặc dù chỉ thực hiện thí điểm hỗ trợ xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt cho 700hộ nghèo, nhưng Chương trình đã mang lại hiệu quả rất cao, thể hiện trên các mặtnhư giúp cho 700 hộ nghèo tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi lũ, lụt trênđịa bàn 7 tỉnh có nơi phòng tránh an toàn, thuận lợi. Những hộ được hỗ trợ xâydựng chòi phòng tránh lũ, lụt đã hoàn toàn yên tâm để lao động sản xuất, pháttriển kinh tế, xây dựng quê hương giàu mạnh.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định đây là chính sách hợp lòng dân,được người dân đồng tình, ủng hộ, các tổ chức đoàn thể và chính quyền các địaphương đánh giá rất cao. Mô hình xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt có nhiều ưuđiểm nổi trội so với các mô hình khác, đảm bảo phù hợp với thực tế trong điềukiện hiện nay.
Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn
Thảo luận tại Hội nghị, một số ý kiến cho rằng, ngoài những địa phương có sựquan tâm, tập trung chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nên đãhoàn thành sớm, thì còn một số địa phương chậm trễ trong việc chỉ đạo thực hiện,nhất là việc chỉ đạo bổ sung thay thế đối tượng hỗ trợ đối với những trường hợphộ dân đã có trong danh sách phê duyệt nhưng do chưa sẵn sàng cho việc hỗ trợnên xin rút khỏi danh sách, do đó làm ảnh hưởng đến tiến độ chung. Bên cạnh đó,kết quả bố trí vốn từ Ngân sách địa phương để hỗ trợ các hộ nghèo còn rất hạnchế.
Đến nay, mới có 2 tỉnh bố trí vốn ngân sách địa phương hỗ trợ hộ nghèo, tuynhiên số vốn bố trí chưa nhiều. Một số địa phương có kế hoạch hỗ trợ từ ngânsách địa phương nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, qua triển khai thực hiện Chươngtrình thí điểm đã giúp các bộ, ngành và các địa phương rút ra những kinh nghiệmbổ ích từ việc xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đến việc triển khai thực hiệnđể khi tiến hành triển khai trên diện rộng đạt hiệu quả cao hơn.
Theo đó phải có sự điều tra, khảo sát, đánh giá thật kỹ đối tượng đưa vào diệnthụ hưởng chính sách; đánh giá, phân loại thật cụ thể khu vực, phạm vi bị ảnhhưởng nặng cần được hỗ trợ. Các quy định trong chính sách phải đầy đủ, cụ thể,rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Khi xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phải đảm bảo nguyên tắc: ‘‘Nhà nước hỗtrợ, cộng đồng giúp đỡ, người dân tham gia đóng góp và tự tổ chức thực hiện’’nhằm tăng tính chủ động và trách nhiệm của người dân.
Cần nghiên cứu, đề xuất các mô hình phòng tránh lũ, lụt đảm bảo hiệu quả và cótính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế và điều kiện kinh tế của Nhànước. Ngoài phòng tránh lũ, lụt thì các mô hình còn có khả năng kết hợp chốngđược tác động của các loại thiên tai khác như gió, bão.
Bộ Xây dựng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục được triển khai trêndiện rộng đối với các khu vực bị lũ, lụt tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hảimiền Trung để giúp các hộ nghèo có cuộc sống an toàn, ổn định, giảm thiểu thiệthại do thiên tai gây ra.
Đối với các địa phương, Bộ Xây dựng đề nghị, các tỉnh tham gia Chương trình thựchiện thí điểm cần tổ chức rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện, tiếp tục ràsoát đối tượng, chuẩn bị điều kiện để tiếp tục triển khai trên diện rộng khichính sách được ban hành. Đồng thời đ ề nghị các tỉnh/thành phố không tham giaChương trình thực hiện thí điểm cần tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm cácđịa phương đã thực hiện và chuẩn bị sẵn sàng để triển khai thực hiện hỗ trợ cáchộ nghèo trên địa bàn khi chính sách được ban hành.
Tiếp tục nhân rộng mô hình hỗ trợ nhà ở chống lũ cho hộ nghèo
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, những năm qua,cùng với những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đời sốngcủa đại bộ phận nhân dân trong cả nước, từ nông thôn đến thành thị đã được cảithiện rõ rệt, nhất là trong lĩnh vực nhà ở. Trong 10 năm qua, diện tích nhà ở cảnước đã tăng gấp đôi; diện tích bình quân nhà ở trên đầu người cũng tăng gấp đôi.
Trong thành tựu chung của đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm hỗ trợ cácđối tượng chính sách có khó khăn về nhà ở. Chính phủ đã triển khai nhiều Chươngtrình như: Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, Chươngtrình hỗ trợ đất ở, nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình 134),Chương trình tôn nền vượt lũ và nhà ở Đồng bằng sông Cửu Long, Chương trình hỗtrợ nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn...
Có thể nói, các Chương trình hỗ trợ nhà ở vừa qua đã giúp hàng triệu lượt hộnghèo, gia đình chính sách có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mứcsống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Về việc triển khai thực hiện Quyết định số 716/QĐ-TTg, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngđánh giá, đến nay Chương trình thí điểm đã cơ bản hoàn thành, hỗ trợ 700 hộnghèo xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt kết hợp nhà ở với chất lượng tốt, môhình đa dạng, phong phú.
Mặc dù sự hỗ trợ của Chính phủ còn khiêm tốn song các địa phương đã tích cựchuy động thêm sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng và đặc biệt là sự đóng góp, chiasẻ của bản thân gia đình nên các chòi phòng tránh lũ, lụt đều được bảo đảm, vượtquy mô diện tích và chất lượng quy định.
Nhiều hộ kết hợp xây dựng nhà ở 2 tầng có kiến trúc đẹp, phù hợp với phong tụctập quán và lối sống của gia đình. M ô hình xây dựng nhà chòi phòng tránh lũ,lụt là phù hợp với thực tế, được người dân đồng tình, ủng hộ. Mô hình này cónhiều ưu điểm nổi trội so với các mô hình khác và có tính thực tiễn rất cao.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu củacon người. Chính sách nhà ở không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn có ýnghĩa về mặt xã hội và nhân văn sâu sắc.
Một trong những trọng tâm cần tập trung là phát triển nhà ở xã hội để đáp ứngnhu cầu nhà ở cho các đối tượng là các hộ gia đình nghèo, thu nhập thấp có khókhăn về nhà ở và không có khả năng tạo lập nhà ở theo cơ chế thị trường, cả ởkhu vực đô thị và nông thôn; đồng thời, tiếp tục thực hiện các Chương trình nhàở đang triển khai có hiệu quả.
Với tinh thần chung như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ đồng tình với đềnghị của Bộ Xây dựng và các địa phương thực hiện thí điểm về việc cho phép tiếptục triển khai trên diện rộng chính sách hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện antoàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt đối với 14 tỉnh, thành phố Bắc Trung Bộ và Duyênhải miền Trung với khoảng 60 nghìn hộ nghèo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Xây dựng chủ trì tổng hợp ý kiến phát biểu củacác bộ, ngành và các địa phương tại Hội nghị để hoàn chỉnh báo cáo tổng kết, rútkinh nghiệm những ưu, khuyết điểm trong quá trình triển khai. Trên cơ sở đó, chủtrì rà soát để sửa đổi theo thẩm quyền hoặc kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoànthiện cơ chế, chính sách, cũng như phương thức thực hiện cho phù hợp để Thủtướng Chính phủ xem xét, quyết định trong quý III năm 2013.
Về đề nghị của các bộ, ngành, địa phương về nâng mức hỗ trợ, mức vay ưu đãi vànguồn vốn để thực hiện; đồng thời bố trí kinh phí quản lý thực hiện Chương trìnhcho các địa phương để đảm bảo thực hiện đạt hiệu quả theo đúng mục tiêu, yêu cầuđề ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao các bộ, ngành hữu quan nghiên cứu đề xuấtmức hỗ trợ và mức vay ưu đãi phù hợp.
Về đối tượng hỗ trợ, theo đề nghị của nhiều địa phương, các hộ cận nghèo cũng cónhiều khó khăn trong việc tự xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt, vì vậy đề nghịnghiên cứu khả năng mở rộng chính sách đối với hộ cận nghèo, Thủ tướng NguyễnTấn Dũng cho rằng, đây cũng là đề nghị chính đáng, song các bộ, ngành có liênquan và các địa phương phối hợp nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng, đề xuất các cơchế, chính sách phù hợp trên cơ sở các căn cứ khách quan để trình Thủ tướngChính phủ xem xét, quyết định.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng với những kết quả đã đạt được, đồng thời vớisự cố gắng, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội,sự ủng hộ của nhân dân, sẽ giúp thực hiện có kết quả việc triển khai trên diệnrộng, để các hộ gia đình trong vùng lũ lụt được bảo đảm an toàn về người và tàisản trong mùa mưa lũ, yên tâm lao động và phát triển sản xuất./.
Chính sách đảm bảo được mục tiêu kép
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung gồm 14 tỉnh, thành phố từ Thanh Hóađến Bình Thuận, có diện tích tự nhiên 95.792 km 2 , dân số trên 19 triệu người.Do đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hảimiền Trung là nơi thường xuyên xảy ra thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, lụt. Thiêntai đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho người dân, đồng thời gâytrở ngại cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của các địaphương.
Theo thống kê, trong thời gian khoảng 5 - 6 năm trở lại đây, thiên tai, lũ, lụtđã làm chết trên 1.500 người; nhiều tài sản, tư liệu sản xuất thiết yếu, lươngthực, thực phẩm... bị phá hủy; trong đó trên 500.000 căn nhà bị hư hỏng, hơn42.000 căn nhà bị sập đổ hoặc nước cuốn trôi.
Thực hiện Quyết định số 716/QĐ-TTg ngày 14/6/2012 về việc triển khai thí điểmgiải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụtvùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung , các địa phương trong vùng đã lựachọn triển khai thí điểm xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt cho 700 hộ nghèo tại14 xã bị ảnh hưởng nặng bởi lũ, lụt thuộc 7 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên. Đến nay, có 697/700 hộ đã hoàn thànhxây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt, đạt 99,6%.
[Chòi tránh lũ giúp dân an toàn "sống chung với lũ"]
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, tất cả các chòi phòng tránh lũ,lụt hoàn thành đều có sàn sử dụng vượt mức ngập cao nhất tại vị trí xây dựng vàcó diện tích tối thiểu từ 10 m 2 trở lên. Chất lượng chòi phòng tránh lũ, lụttương đương gian nhà ở kiên cố (khung bê tông cốt thép, sàn đổ bê tông hoặc làmbằng gỗ, mái đổ bê tông hoặc lợp phibrôximăng, bao che bằng xây gạch).
Đa số các nhà chòi có giá thành từ 30-40 triệu đồng, một số nhà chòi có giáthành cao hơn, tới 50-60 triệu đồng do các hộ dân xây dựng với diện tích rộnghơn và có mức độ hoàn thiện tốt hơn, kết hợp làm nơi để ở.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam khẳng định, kết quả thực hiện Quyết địnhsố 716 cho thấy, c ác quy định của chính sách đảm bảo phù hợp với thực tế và cótính khả thi cao. Các quy định đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, tạo thuận lợicho mọi cấp, mọi ngành, mọi người dân trong triển khai thực hiện.
Mức hỗ trợ, mức vay, mức huy động thêm từ cộng đồng đảm bảo phù hợp với mụctiêu của chính sách. Với mức hỗ trợ quy định, các hộ dân đã đảm bảo xây dựngđược chòi phòng tránh lũ, lụt theo các tiêu chí đề ra.
Mô hình xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt được chính quyền các địa phương vàngười dân đánh giá là có nhiều ưu điểm nổi trội so với các mô hình khác, đảm bảophù hợp với thực tế trong điều kiện hiện nay. Đây là chính sách hợp lòng dân,được người dân đồng tình, ủng hộ, các tổ chức đoàn thể và chính quyền các địaphương đánh giá rất cao. Chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống.
Mặc dù chỉ thực hiện thí điểm hỗ trợ xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt cho 700hộ nghèo, nhưng Chương trình đã mang lại hiệu quả rất cao, thể hiện trên các mặtnhư giúp cho 700 hộ nghèo tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi lũ, lụt trênđịa bàn 7 tỉnh có nơi phòng tránh an toàn, thuận lợi. Những hộ được hỗ trợ xâydựng chòi phòng tránh lũ, lụt đã hoàn toàn yên tâm để lao động sản xuất, pháttriển kinh tế, xây dựng quê hương giàu mạnh.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định đây là chính sách hợp lòng dân,được người dân đồng tình, ủng hộ, các tổ chức đoàn thể và chính quyền các địaphương đánh giá rất cao. Mô hình xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt có nhiều ưuđiểm nổi trội so với các mô hình khác, đảm bảo phù hợp với thực tế trong điềukiện hiện nay.
Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn
Thảo luận tại Hội nghị, một số ý kiến cho rằng, ngoài những địa phương có sựquan tâm, tập trung chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nên đãhoàn thành sớm, thì còn một số địa phương chậm trễ trong việc chỉ đạo thực hiện,nhất là việc chỉ đạo bổ sung thay thế đối tượng hỗ trợ đối với những trường hợphộ dân đã có trong danh sách phê duyệt nhưng do chưa sẵn sàng cho việc hỗ trợnên xin rút khỏi danh sách, do đó làm ảnh hưởng đến tiến độ chung. Bên cạnh đó,kết quả bố trí vốn từ Ngân sách địa phương để hỗ trợ các hộ nghèo còn rất hạnchế.
Đến nay, mới có 2 tỉnh bố trí vốn ngân sách địa phương hỗ trợ hộ nghèo, tuynhiên số vốn bố trí chưa nhiều. Một số địa phương có kế hoạch hỗ trợ từ ngânsách địa phương nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, qua triển khai thực hiện Chươngtrình thí điểm đã giúp các bộ, ngành và các địa phương rút ra những kinh nghiệmbổ ích từ việc xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đến việc triển khai thực hiệnđể khi tiến hành triển khai trên diện rộng đạt hiệu quả cao hơn.
Theo đó phải có sự điều tra, khảo sát, đánh giá thật kỹ đối tượng đưa vào diệnthụ hưởng chính sách; đánh giá, phân loại thật cụ thể khu vực, phạm vi bị ảnhhưởng nặng cần được hỗ trợ. Các quy định trong chính sách phải đầy đủ, cụ thể,rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Khi xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phải đảm bảo nguyên tắc: ‘‘Nhà nước hỗtrợ, cộng đồng giúp đỡ, người dân tham gia đóng góp và tự tổ chức thực hiện’’nhằm tăng tính chủ động và trách nhiệm của người dân.
Cần nghiên cứu, đề xuất các mô hình phòng tránh lũ, lụt đảm bảo hiệu quả và cótính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế và điều kiện kinh tế của Nhànước. Ngoài phòng tránh lũ, lụt thì các mô hình còn có khả năng kết hợp chốngđược tác động của các loại thiên tai khác như gió, bão.
Bộ Xây dựng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục được triển khai trêndiện rộng đối với các khu vực bị lũ, lụt tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hảimiền Trung để giúp các hộ nghèo có cuộc sống an toàn, ổn định, giảm thiểu thiệthại do thiên tai gây ra.
Đối với các địa phương, Bộ Xây dựng đề nghị, các tỉnh tham gia Chương trình thựchiện thí điểm cần tổ chức rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện, tiếp tục ràsoát đối tượng, chuẩn bị điều kiện để tiếp tục triển khai trên diện rộng khichính sách được ban hành. Đồng thời đ ề nghị các tỉnh/thành phố không tham giaChương trình thực hiện thí điểm cần tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm cácđịa phương đã thực hiện và chuẩn bị sẵn sàng để triển khai thực hiện hỗ trợ cáchộ nghèo trên địa bàn khi chính sách được ban hành.
Tiếp tục nhân rộng mô hình hỗ trợ nhà ở chống lũ cho hộ nghèo
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, những năm qua,cùng với những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đời sốngcủa đại bộ phận nhân dân trong cả nước, từ nông thôn đến thành thị đã được cảithiện rõ rệt, nhất là trong lĩnh vực nhà ở. Trong 10 năm qua, diện tích nhà ở cảnước đã tăng gấp đôi; diện tích bình quân nhà ở trên đầu người cũng tăng gấp đôi.
Trong thành tựu chung của đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm hỗ trợ cácđối tượng chính sách có khó khăn về nhà ở. Chính phủ đã triển khai nhiều Chươngtrình như: Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, Chươngtrình hỗ trợ đất ở, nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình 134),Chương trình tôn nền vượt lũ và nhà ở Đồng bằng sông Cửu Long, Chương trình hỗtrợ nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn...
Có thể nói, các Chương trình hỗ trợ nhà ở vừa qua đã giúp hàng triệu lượt hộnghèo, gia đình chính sách có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mứcsống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Về việc triển khai thực hiện Quyết định số 716/QĐ-TTg, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngđánh giá, đến nay Chương trình thí điểm đã cơ bản hoàn thành, hỗ trợ 700 hộnghèo xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt kết hợp nhà ở với chất lượng tốt, môhình đa dạng, phong phú.
Mặc dù sự hỗ trợ của Chính phủ còn khiêm tốn song các địa phương đã tích cựchuy động thêm sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng và đặc biệt là sự đóng góp, chiasẻ của bản thân gia đình nên các chòi phòng tránh lũ, lụt đều được bảo đảm, vượtquy mô diện tích và chất lượng quy định.
Nhiều hộ kết hợp xây dựng nhà ở 2 tầng có kiến trúc đẹp, phù hợp với phong tụctập quán và lối sống của gia đình. M ô hình xây dựng nhà chòi phòng tránh lũ,lụt là phù hợp với thực tế, được người dân đồng tình, ủng hộ. Mô hình này cónhiều ưu điểm nổi trội so với các mô hình khác và có tính thực tiễn rất cao.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu củacon người. Chính sách nhà ở không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn có ýnghĩa về mặt xã hội và nhân văn sâu sắc.
Một trong những trọng tâm cần tập trung là phát triển nhà ở xã hội để đáp ứngnhu cầu nhà ở cho các đối tượng là các hộ gia đình nghèo, thu nhập thấp có khókhăn về nhà ở và không có khả năng tạo lập nhà ở theo cơ chế thị trường, cả ởkhu vực đô thị và nông thôn; đồng thời, tiếp tục thực hiện các Chương trình nhàở đang triển khai có hiệu quả.
Với tinh thần chung như vậy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ đồng tình với đềnghị của Bộ Xây dựng và các địa phương thực hiện thí điểm về việc cho phép tiếptục triển khai trên diện rộng chính sách hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện antoàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt đối với 14 tỉnh, thành phố Bắc Trung Bộ và Duyênhải miền Trung với khoảng 60 nghìn hộ nghèo.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Xây dựng chủ trì tổng hợp ý kiến phát biểu củacác bộ, ngành và các địa phương tại Hội nghị để hoàn chỉnh báo cáo tổng kết, rútkinh nghiệm những ưu, khuyết điểm trong quá trình triển khai. Trên cơ sở đó, chủtrì rà soát để sửa đổi theo thẩm quyền hoặc kiến nghị bổ sung, sửa đổi hoànthiện cơ chế, chính sách, cũng như phương thức thực hiện cho phù hợp để Thủtướng Chính phủ xem xét, quyết định trong quý III năm 2013.
Về đề nghị của các bộ, ngành, địa phương về nâng mức hỗ trợ, mức vay ưu đãi vànguồn vốn để thực hiện; đồng thời bố trí kinh phí quản lý thực hiện Chương trìnhcho các địa phương để đảm bảo thực hiện đạt hiệu quả theo đúng mục tiêu, yêu cầuđề ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao các bộ, ngành hữu quan nghiên cứu đề xuấtmức hỗ trợ và mức vay ưu đãi phù hợp.
Về đối tượng hỗ trợ, theo đề nghị của nhiều địa phương, các hộ cận nghèo cũng cónhiều khó khăn trong việc tự xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt, vì vậy đề nghịnghiên cứu khả năng mở rộng chính sách đối với hộ cận nghèo, Thủ tướng NguyễnTấn Dũng cho rằng, đây cũng là đề nghị chính đáng, song các bộ, ngành có liênquan và các địa phương phối hợp nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng, đề xuất các cơchế, chính sách phù hợp trên cơ sở các căn cứ khách quan để trình Thủ tướngChính phủ xem xét, quyết định.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng với những kết quả đã đạt được, đồng thời vớisự cố gắng, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội,sự ủng hộ của nhân dân, sẽ giúp thực hiện có kết quả việc triển khai trên diệnrộng, để các hộ gia đình trong vùng lũ lụt được bảo đảm an toàn về người và tàisản trong mùa mưa lũ, yên tâm lao động và phát triển sản xuất./.
Thiện Thuật (TTXVN)