Ngày 14/5/2013, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng thuộc (Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2012.
Theo kết quả đánh giá năm nay, Quảng Bình vươn lên đứng đầu trong số 63 tỉnh, thành về hiệu quả quản trị và hành chính công, với mức điểm tổng hợp PAPI đạt 40,6 điểm; tiếp sau là Thái Bình, Bình Định, Đà Nẵng, Hà Nam, Nam Định. Chỉ số PAPI thấp nhất rơi vào các tỉnh Đắk Lắk, Lai Châu, Bạc Liêu, Kiên Giang và Khánh Hòa.
Cụ thể, Quảng Bình được hầu hết người dân đánh giá cao và được đặt vào nhóm các tỉnh có điểm cao nhất ở hầu hết các lĩnh vực như sự tham gia người dân ở cấp cơ sở, công khai-minh bạch, trách nhiệm giải trình với người dân và thủ tục hành chính công. Mặc dù đứng vị trí quán quân, nhưng về lĩnh vực kiểm soát tham nhũng thì Quảng Bình vẫn còn hạn chế và ở nhóm đạt điểm số trung bình.
Trong khi đó, hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đứng trong nhóm các tỉnh, thành phố đạt điểm trung bình tại bảng chỉ số tổng hợp.
Tuy nhiên, Hà Nội đã đạt vào nhóm điểm cao nhất trong lĩnh vực công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình với người dân, song lại nằm trong nhóm điểm thấp nhất về kiểm soát tham nhũng.
Ngược lại, Hồ Chí Minh vào nhóm điểm cao nhất thuộc lĩnh vực kiểm soát tham nhũng, cung ứng dịch vụ công đồng thời lại nằm trong nhóm điểm thấp nhất về hai lĩnh vực trách nhiệm giải trình với người dân và tham gia của người dân ở cấp cơ sở.
Được biết, PAPI đang là công cụ đo lường chất lượng dịch vụ công lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam. Kết quả khảo sát năm nay được đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân, thể hiện trong ý kiến đánh giá của 14.000 người dân ở mọi tầng lớp trên phạm vi toàn quốc.
PAPI 2012 khảo sát, nghiên cứu 6 lĩnh vực cơ bản, bao gồm tham gia của người dân ở cấp cơ sở, công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình với người dân, kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công.
Nhìn ở góc độ tích cực, người dân đánh giá năm 2012 chất lượng quản trị và dịch vụ công có một chút cải thiện so với năm 2011. Đấu hiệu sáng được ghi nhận ở bốn lĩnh vực kiểm soát tham nhũng, công khai-minh bạch, cung ứng dịch vụ công và trách nhiệm giải trình với người dân.
Tuy nhiên kết quả khảo sát quản trị năm nay chỉ ra, đa phần người dân đồng tình với nhận định phải hối lộ mới xin được việc trong khu vực nhà nước, tỷ lệ tăng từ 29% (năm 2011) lên 44% (năm 2012). Bên cạnh đó, việc hối lộ trong chăm sóc y tế và xin được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng tăng với tỷ lệ tương đương từ 31% lên 42% và 21% lên 32%.
Báo cáo PAPI 2012 cũng cho biết, người dân mong muốn trách nhiệm giải trình và kiểm soát tham nhũng cần đẩy mạnh cũng như dịch vụ hành chính và dịch vụ công được cải thiện hơn.
Bà Pratibha Mehta, điều phối viên thường trú Liên hiệp quốc nhấn mạnh, “người dân có điều kiện kinh tế tốt hơn và có trình độ học vấn cao hơn thường đòi hỏi nhà nước cung cấp dịch vụ hành chính hiệu quả và chất lượng, ít quan liêu hơn và đặc biệt là không còn tham nhũng.”
Trong lĩnh vực đất đai, chỉ số PAPI vẫn chưa tiến triển nhiều so với hai năm trước, cứ 10 người được hỏi thì 8 người trả lời không biết đến kế hoạch sử dụng đất đại ở địa bàn xã, phường, thị trấn của mình. Việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn tồn tại nhiều vấn đề và có số điểm thấp nhất trong bốn loại thủ tục hành chính được đo lường.
Báo cáo PAPI 2012 cũng nêu ra những yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ và thủ tục hành chính. Mức độ hài lòng của người dân về đánh giá công chức “không thạo việc” đã giảm xuống 65% khi họ làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Những người đã từng bị công chức đối xử thiếu tôn trọng, mức độ hài lòng với dịch vụ hành chính giảm 62% so với mức độ hài lòng của những người được đối xử tôn trọng hơn.
Ông Nguyễn Quang Du, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học khẳng định, nghiên cứu PAPI là một việc làm rất bổ ích. Dự án đã phục hiệu quả cho mục tiêu chung của quốc gia về cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 và thực hiện Pháp lệnh Dân chủ ở xã, phường, thị trấn./.
Theo kết quả đánh giá năm nay, Quảng Bình vươn lên đứng đầu trong số 63 tỉnh, thành về hiệu quả quản trị và hành chính công, với mức điểm tổng hợp PAPI đạt 40,6 điểm; tiếp sau là Thái Bình, Bình Định, Đà Nẵng, Hà Nam, Nam Định. Chỉ số PAPI thấp nhất rơi vào các tỉnh Đắk Lắk, Lai Châu, Bạc Liêu, Kiên Giang và Khánh Hòa.
Cụ thể, Quảng Bình được hầu hết người dân đánh giá cao và được đặt vào nhóm các tỉnh có điểm cao nhất ở hầu hết các lĩnh vực như sự tham gia người dân ở cấp cơ sở, công khai-minh bạch, trách nhiệm giải trình với người dân và thủ tục hành chính công. Mặc dù đứng vị trí quán quân, nhưng về lĩnh vực kiểm soát tham nhũng thì Quảng Bình vẫn còn hạn chế và ở nhóm đạt điểm số trung bình.
Trong khi đó, hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đứng trong nhóm các tỉnh, thành phố đạt điểm trung bình tại bảng chỉ số tổng hợp.
Tuy nhiên, Hà Nội đã đạt vào nhóm điểm cao nhất trong lĩnh vực công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình với người dân, song lại nằm trong nhóm điểm thấp nhất về kiểm soát tham nhũng.
Ngược lại, Hồ Chí Minh vào nhóm điểm cao nhất thuộc lĩnh vực kiểm soát tham nhũng, cung ứng dịch vụ công đồng thời lại nằm trong nhóm điểm thấp nhất về hai lĩnh vực trách nhiệm giải trình với người dân và tham gia của người dân ở cấp cơ sở.
Được biết, PAPI đang là công cụ đo lường chất lượng dịch vụ công lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam. Kết quả khảo sát năm nay được đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân, thể hiện trong ý kiến đánh giá của 14.000 người dân ở mọi tầng lớp trên phạm vi toàn quốc.
PAPI 2012 khảo sát, nghiên cứu 6 lĩnh vực cơ bản, bao gồm tham gia của người dân ở cấp cơ sở, công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình với người dân, kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công.
Nhìn ở góc độ tích cực, người dân đánh giá năm 2012 chất lượng quản trị và dịch vụ công có một chút cải thiện so với năm 2011. Đấu hiệu sáng được ghi nhận ở bốn lĩnh vực kiểm soát tham nhũng, công khai-minh bạch, cung ứng dịch vụ công và trách nhiệm giải trình với người dân.
Tuy nhiên kết quả khảo sát quản trị năm nay chỉ ra, đa phần người dân đồng tình với nhận định phải hối lộ mới xin được việc trong khu vực nhà nước, tỷ lệ tăng từ 29% (năm 2011) lên 44% (năm 2012). Bên cạnh đó, việc hối lộ trong chăm sóc y tế và xin được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng tăng với tỷ lệ tương đương từ 31% lên 42% và 21% lên 32%.
Báo cáo PAPI 2012 cũng cho biết, người dân mong muốn trách nhiệm giải trình và kiểm soát tham nhũng cần đẩy mạnh cũng như dịch vụ hành chính và dịch vụ công được cải thiện hơn.
Bà Pratibha Mehta, điều phối viên thường trú Liên hiệp quốc nhấn mạnh, “người dân có điều kiện kinh tế tốt hơn và có trình độ học vấn cao hơn thường đòi hỏi nhà nước cung cấp dịch vụ hành chính hiệu quả và chất lượng, ít quan liêu hơn và đặc biệt là không còn tham nhũng.”
Trong lĩnh vực đất đai, chỉ số PAPI vẫn chưa tiến triển nhiều so với hai năm trước, cứ 10 người được hỏi thì 8 người trả lời không biết đến kế hoạch sử dụng đất đại ở địa bàn xã, phường, thị trấn của mình. Việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn tồn tại nhiều vấn đề và có số điểm thấp nhất trong bốn loại thủ tục hành chính được đo lường.
Báo cáo PAPI 2012 cũng nêu ra những yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ và thủ tục hành chính. Mức độ hài lòng của người dân về đánh giá công chức “không thạo việc” đã giảm xuống 65% khi họ làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Những người đã từng bị công chức đối xử thiếu tôn trọng, mức độ hài lòng với dịch vụ hành chính giảm 62% so với mức độ hài lòng của những người được đối xử tôn trọng hơn.
Ông Nguyễn Quang Du, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học khẳng định, nghiên cứu PAPI là một việc làm rất bổ ích. Dự án đã phục hiệu quả cho mục tiêu chung của quốc gia về cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 và thực hiện Pháp lệnh Dân chủ ở xã, phường, thị trấn./.
Linh Chi (Vietnam+)