Ngày 26/4, các tổ chức phí chính phủ gồm: Nhóm công tác về quản trị và cải cách hành chính công (GPAR), Mạng giới và phát triển cộng đồng (Gencomnet) và Mạng an ninh lương thực và giảm nghèo (CIFPEN) đã tổ chức Hội thảo tham vấn quốc gia Báo cáo về tình hình thực hiện quyền con người ở Việt Nam.
[Việt Nam nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người]
Đây là lần đầu tiên các tổ chức xã hội tham gia xây dựng một báo cáo chính thức, độc lập và song song với báo cáo của Chính phủ để đệ trình lên Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, với sự tham gia đóng góp trực tiếp của hơn 30 tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam và các chuyên gia độc lập.
Hội thảo có nhiều phiên thảo luận với hầu hết các khía cạnh của nhân quyền như: Quyền tiếp cận đất đai và nhà ở thích đáng của người dân vùng tái định cư thủy điện, quyền tiếp cận công lý, quyền tự do thông tin, quyền văn hóa của người dân tộc thiểu số, quyền bình đẳng và không phân biệt đối xử, quyền chính trị của phụ nữ...
“Chúng tôi rất cần những thông tin từ các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ trực tiếp làm việc thực tế về quyền con người để tổng hợp, bổ sung vào báo cáo. Số liệu càng cập nhật thì báo cáo càng có tính thuyết phục,” ông Trần Chí Thành nói.
Ông Trần Chí Thành cho biết thêm, dự thảo báo cáo của Chính phủ sẽ được công bố rộng rãi để lấy ý kiến tham vấn của toàn xã hội và khi hoàn thiện sẽ được công khai nội dung để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng.
Việt Nam đã tham gia phiên Kiểm điểm định kỳ toàn cầu lần thứ nhất vào tháng 05/2009, và sẽ tham gia phiên này lần thứ hai vào tháng 01/2014. Hiện nay, các tổ chức xã hội và Chính phủ đang chuẩn bị báo cáo chính thức để gửi lên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cho phiên kiểm định. Thời hạn nộp báo cáo của các tổ chức của xã hội chậm nhất là 17/6/2013, và thời hạn nộp báo cáo của Chính phủ là 28/10/2013./.
[Việt Nam nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người]
Đây là lần đầu tiên các tổ chức xã hội tham gia xây dựng một báo cáo chính thức, độc lập và song song với báo cáo của Chính phủ để đệ trình lên Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, với sự tham gia đóng góp trực tiếp của hơn 30 tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam và các chuyên gia độc lập.
Hội thảo có nhiều phiên thảo luận với hầu hết các khía cạnh của nhân quyền như: Quyền tiếp cận đất đai và nhà ở thích đáng của người dân vùng tái định cư thủy điện, quyền tiếp cận công lý, quyền tự do thông tin, quyền văn hóa của người dân tộc thiểu số, quyền bình đẳng và không phân biệt đối xử, quyền chính trị của phụ nữ...
Bà Ngô Thu Hà, Trưởng ban điều hành GPAR cho biết, báocáo của các tổ chức xã hội đang thực hiện nhằm đóng góp cho quá trình Kiểm điểmđịnh kỳ toàn cầu về tình hình thực thi nhân quyền tại Việt Nam sẽ diễn ra vàotháng 1/2014. Tuy nhiên, báo cáo này không nhằm thay thế báo cáo của Chính phủ màchỉ phản ánh một số vấn đề cơ bản về nhân quyền mà Việt Nam đang đối diện và nỗlực vượt qua.
Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Chí Thành, Trưởng phòng Nhân quyền (Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại Giao Việt Nam) cũng cho biết Bộ Ngoại giao cũng đang phối hợp với 18 cơ quan bộ, ngành để xây dựng báo cáo về thực hiện quyền con người của Chính phủ Việt Nam.“Chúng tôi rất cần những thông tin từ các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ trực tiếp làm việc thực tế về quyền con người để tổng hợp, bổ sung vào báo cáo. Số liệu càng cập nhật thì báo cáo càng có tính thuyết phục,” ông Trần Chí Thành nói.
Ông Trần Chí Thành cho biết thêm, dự thảo báo cáo của Chính phủ sẽ được công bố rộng rãi để lấy ý kiến tham vấn của toàn xã hội và khi hoàn thiện sẽ được công khai nội dung để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng.
Việt Nam đã tham gia phiên Kiểm điểm định kỳ toàn cầu lần thứ nhất vào tháng 05/2009, và sẽ tham gia phiên này lần thứ hai vào tháng 01/2014. Hiện nay, các tổ chức xã hội và Chính phủ đang chuẩn bị báo cáo chính thức để gửi lên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cho phiên kiểm định. Thời hạn nộp báo cáo của các tổ chức của xã hội chậm nhất là 17/6/2013, và thời hạn nộp báo cáo của Chính phủ là 28/10/2013./.
Hồng Kiều (Vietnam+)