Tòa án Ba Lan ra phát quyết về tranh cãi pháp lý với EU

Bộ Tư pháp Ba Lan đã yêu cầu Tòa án Hiến pháp phân xử sau phán quyết của ECHR hồi tháng 5, trong đó EU nghi ngờ tính hợp pháp của việc bổ nhiệm các thẩm phán Tòa án Hiến pháp ở Ba Lan.
Tòa án Ba Lan ra phát quyết về tranh cãi pháp lý với EU ảnh 1Đường phố ở Warsaw, Ba Lan ngày 15/3. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Tòa án Hiến pháp Ba Lan ngày 24/11 ra phán quyết rằng một phần Công ước Nhân quyền châu Âu không phù hợp với Hiến pháp Ba Lan.

Phán quyết này là một thách thức đối với phán quyết của Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR).

Trên mạng xã hội Twitter, đề cập đến phán quyết hồi đầu năm nay về cải cách tư pháp gây tranh cãi của Ba Lan, Thứ trưởng Tư pháp Ba Lan, ông Sebastian Kaleta viết: “Tòa án Hiến pháp đã quyết định rằng phán quyết của ECHR vi phạm hệ thống của chúng ta.”

Ông Kaleta cũng đánh giá đây là “ngày tốt đẹp đối với pháp quyền và chủ quyền của Ba Lan," đồng thời nhấn mạnh “nỗ lực mới nhằm can thiệp bất hợp pháp và từ bên ngoài vào hệ thống của Ba Lan đã bị chặn đứng."

[Anh sẽ cho phép quân đội đứng ngoài Công ước Nhân quyền châu Âu]

Bộ Tư pháp Ba Lan đã yêu cầu Tòa án Hiến pháp phân xử sau phán quyết của ECHR hồi tháng 5, trong đó Liên minh châu Âu (EU) nghi ngờ tính hợp pháp của việc bổ nhiệm các thẩm phán Tòa án Hiến pháp ở Ba Lan.

ECHR cũng đã ra phán quyết chống lại “Phòng kỷ luật" các thẩm phán Ba Lan do chính phủ cánh hữu theo chủ nghĩa dân túy nước này lập ra, vốn là tâm điểm của cuộc tranh chấp gay gắt giữa Brussels và Warsaw.

Mới đây nhất, ngày 19/11, Ủy ban châu Âu (EC) đã gửi thư tới Ba Lan và Hungary trước khi kích hoạt cơ chế "điều kiện" mới cho phép đình chỉ các quỹ EU cho 2 nước này, trong trường hợp Ba Lan và Hungary vi phạm nguyên tắc pháp lý.

Trong thư, EC yêu cầu Warsaw giải thích về các vấn đề thiếu tính độc lập trong hệ thống tư pháp của nước này và thách thức về tính ưu việt của luật pháp châu Âu. Ba Lan có 2 tháng để cung cấp những thông tin theo như đề nghị của EC./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.