Tống thống đắc cử Joe Biden và thách thức mang tên Afghanistan

Ngay cả khi các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Mỹ và Taliban, Chính quyền Joe Biden vẫn sẽ đối mặt với thách thức trong việc xử lý các vấn đề hiện tại và tranh thủ sự hỗ trợ từ các bên liên quan.
Tống thống đắc cử Joe Biden và thách thức mang tên Afghanistan ảnh 1Đoàn xe quân sự của Mỹ tại Afghanistan. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Chính quyền sắp tới của Mỹ do Joe Biden dẫn dắt sẽ có ít lựa chọn hơn trong việc đối phó với lực lượng nổi dậy ở Afghanistan. Washington không thể lựa chọn giải pháp tấn công, mặc dù thực tế là quá trình đàm phán hòa bình đã không đem lại bất kỳ tiến bộ đáng kể nào cho đến thời điểm này và lực lượng nổi dậy tiếp tục lớn mạnh.

Khi xét đến tình trạng nổi dậy kéo dài và sự phung phí các nguồn lực của Mỹ, sức mạnh và sự ủng hộ của dân chúng sau gần 2 thập kỷ can dự quân sự tại quốc gia Nam Á này, chính quyền mới sẽ không lựa chọn một chiến lược vốn không thành công mà chính quyền Tổng thống Trump sắp mãn nhiệm đã áp dụng, tức là tìm cách giải quyết tình hình Afghanistan bằng cách thể hiện vị thế tấn công ngay sau khi nhậm chức thông qua các biện pháp như tăng số lượng lính Mỹ và nối lại các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái - một chiến lược sau đó đã bị loại bỏ và Washington buộc phải mở các cuộc đàm phán trực tiếp với Taliban. Do đó, chính quyền ông Biden không có lựa chọn nào khác ngoài việc hậu thuẫn hoàn toàn cho tiến trình hòa bình.

Trớ trêu thay, ngay cả khi các cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra sôi nổi giữa các đại diện của Mỹ và Taliban với thời gian tạm dừng cho đến ngày 5/1/2021, các điều kiện hỗ trợ vẫn còn lâu mới đạt được.

Chính quyền ông Biden sẽ đối mặt với thách thức trong việc xử lý khéo léo các vấn đề hiện tại và tranh thủ sự hỗ trợ từ các bên liên quan khác trong khu vực trong quá trình này. Chính quyền không thể hy vọng vào một tiến trình hòa bình thành công vội vàng vì thực tế là Taliban không thể được coi là bên liên quan duy nhất của Afghanistan trong tiến trình này.

Thách thức về hợp tác khu vực

Những nỗ lực của Mỹ trong việc định hình những đường hướng của các nỗ lực hòa bình Afghanistan không tính đến ảnh hưởng của các đối thủ địa chính trị như Iran và Nga vốn đã "ăn khớp" với những tham vọng địa chính trị của Mỹ là sử dụng Afghanistan làm cầu nối với khu vực Trung Á giàu tài nguyên và trở thành một “người chơi” chiếm ưu thế trong lĩnh vực chính trị năng lượng.

[Chính phủ Afghanistan và Taliban bắt đầu vòng đàm phán hòa bình mới]

Chính quyền Tổng thống Trump chủ yếu dựa vào chính sách kiềm chế đối với Iran và Nga bằng cách đảo ngược thỏa thuận hạt nhân với Iran và áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt đối với cả Tehran và Moskva với nhiều lý do không rõ ràng.

Tuy nhiên, sự khác biệt về lợi ích địa chính trị đã khiến các cường quốc khu vực này duy trì liên lạc và thúc đẩy Taliban hoạt động linh hoạt và tiến tới bàn đàm phán hòa bình với một uy thế nhất định.

Chính quyền ông Biden có thể sớm nhận ra rằng các động lực chính trị nội bộ có lợi cho Taliban và Mỹ chỉ có thể giành được vị trí “chiếu trên” đối với tình hình Afghanistan bằng cách xoay chuyển tình thế của các diễn biến và tác động bên ngoài bằng cách đưa tầm ảnh hưởng của Nga, Iran, Trung Quốc và Pakistan vào các nỗ lực hòa bình của Afghanistan.

Đưa chính quyền Afghanistan vào đàm phán hòa bình

Chính quyền ông Biden sẽ gặp phải thách thức trong việc thuyết phục Taliban và đưa chính phủ Afghanistan được quốc tế công nhận vào tiến trình hòa bình.

Chính quyền Kabul lâu nay bị gạt ra rìa toàn bộ quá trình đàm phán hòa bình do Taliban chỉ coi Mỹ và khả năng kiểm soát lãnh thổ và ảnh hưởng sâu rộng của họ đã hạn chế đã giúp ngăn cản cường quốc bên ngoài hủy hoại sức mạnh của Taliban.

Việc loại chính phủ Afghanistan ra khỏi tiến trình hòa bình không chỉ cho thấy sự yếu thế của các thể chế chính trị hiện tại đại diện cho cấu trúc dân chủ đa sắc tộc còn non trẻ của đất nước, mà còn cho thấy Taliban vẫn chưa có ý định rõ ràng về việc liệu nhóm này có hợp tác với những thành phần khác để đạt được bất kỳ lợi ích kinh tế xã hội và chính trị nào để có thể được tích lũy trong những năm tới hay không.

Ngoài ra, việc loại chính phủ Afghanistan ra khỏi tiến trình hòa bình cho đến nay có nghĩa là tiến trình này đang hướng về chương trình nghị sự của Taliban mà phần lớn vẫn chưa rõ ràng.

Đối phó với Pakistan

Một thách thức khác mà chính quyền Biden cần giải quyết là đảm bảo tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Pakistan trong tiến trình hòa bình. Lâu nay, Pakistan vừa cam kết tham gia cuộc chiến chống khủng bố vừa ủng hộ các lực lượng nổi dậy ở Afghanistan.

Tống thống đắc cử Joe Biden và thách thức mang tên Afghanistan ảnh 2Các thành viên phái đoàn Taliban tại phiên khai mạc đàm phán hòa bình với đại diện Chính phủ Afghanistan ở Doha, Qatar ngày 12/9/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Các chính sách mà chính quyền Tổng thống Trump áp dụng nhằm gây sức ép để Pakistan chấm dứt trò “hai mặt” này đều không phát huy hiệu quả. Lý do là Pakistan vẫn kích động các vụ tấn công khủng bố nhằm  đáp trả hành động của Washington cũng như chứng minh tầm ảnh hưởng của họ đối với các nhóm nổi dậy ở Afghanistan. 

Áp lực đảm bảo dân chủ tại Afghanistan

Ngoài việc các nhóm tay súng bao gồm Taliban không ngừng nhắm vào các lực lượng binh sỹ nước ngoài và chính phủ Afghanistan, các quyền dân sự và vai trò của các tổ chức xã hội dân sự cũng đã bị đem ra thỏa hiệp một cách tùy tiện. Những nhà hoạt động vì nữ quyền ở Afghanistan tiếp tục phàn nàn rằng họ chưa được tham gia vào quá trình hòa bình đồng thời lo ngại rằng bất kỳ thỏa thuận nào mà Mỹ đạt được với Taliban sẽ hủy hoại sự tự do hoạt động của họ.

Vì vậy, chính quyền ông Biden cũng sẽ gặp phải thách thức trong giải quyết vấn đề liên quan cấu trúc và bản chất hệ thống chính trị vốn sẽ đảm bảo Taliban sẽ tham gia vào tiến trình thiết lập chính trị chủ đạo ở Afghanistan mà cho tới nay vẫn chưa rõ ràng.

Ví dụ, Jalaluddin Shinwari - Thứ trưởng Tư pháp Afghanistan dưới thời của chính phủ Taliban vào cuối những năm 1990 và vẫn duy trì liên lạc với các thủ lĩnh Taliban - bảo lưu quan điểm rằng tình trạng nổi loạn hiện nay sẽ không giải quyết được bất cứ điều gì ngoại trừ sự trở lại của Tiểu vương quốc Afghanistan vốn căm ghét dân chủ.

Do đó, là nền dân chủ lâu đời nhất với các nhóm xã hội dân sự mạnh mẽ, Mỹ sẽ có áp lực phải giải quyết các vấn đề về dân chủ và chủ nghĩa đa nguyên trong tiến trình hòa bình tại Afghanistan./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Người dân sơ tán tránh xung đột tại Gaza ngày 22/10/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Mỹ hối thúc Israel chuyển hướng chiến lược tại Gaza

Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh Israel đã đạt được phần lớn mục tiêu chiến lược liên quan tới Gaza kể từ sau ngày 7/10 năm ngoái và đây là thời điểm để biến điều đó thành quả lâu dài và chiến lược.