Tổng thống Nga khẳng định không sửa đổi hiến pháp để kéo dài quyền lực

Tổng thống Nga Putin cho biết trong thời gian ông và Thủ tướng Dmitry Medvedev tại vị, một số việc trong hệ thống chính trị "đã không vận hành đúng cách," như chăm sóc sức khỏe, giáo dục.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp ở Moskva ngày 16/1/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp ở Moskva ngày 16/1/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 4/2 giải thích sự cần thiết phải sửa đổi Hiến pháp, khẳng định ông không đề xuất sửa đổi Luật cơ bản để kéo dài quyền hạn của mình, mà là để cải thiện hệ thống chính trị của Nga.

Phát biểu tại một trường đại học ở thành phố Cherepovets, phía Bắc thủ đô Moskva, ông Putin cho biết trong thời gian ông và Thủ tướng Dmitry Medvedev tại vị, "rõ ràng là một số việc đã không vận hành đúng cách," như chăm sóc sức khỏe, giáo dục.

Ông khẳng định: "Vì vậy tôi đề nghị sửa đổi hiến pháp, không phải đề kéo dài quyền lực của tôi."

[Hạ viện Nga tranh luận về dự luật sửa đổi hiến pháp của ông Putin]

Tổng thống Putin cũng cho biết thêm rằng Hiến pháp hiện hành đã được sửa đổi 15 lần và không có gì bất thường trong quá trình sửa đổi đang diễn ra.

Trong thông điệp liên bang ngày 15/1, Tổng thống Putin đã đề xuất sửa đổi Hiến pháp, tập trung vào siết chặt kiểm soát các chính quyền địa phương và tăng cường vai trò của một cơ quan giám sát, mang tên Hội đồng Nhà nước, và của Tổng thống.

Tháng trước, Hạ viện Nga đã phê chuẩn dự luật sửa đổi hiến pháp sau hơn hai giờ thảo luận. Một nhóm công tác đã được lập ra để thảo luận các sáng kiến của nhà lãnh đạo Nga, với thành phần gồm khoảng 70 người, và Chính phủ Nga đã từ chức.

Cựu Thủ tướng Medvedev nhận định Nội các mới sẽ thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ được nhà lãnh đạo Nga đặt ra./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.