Tổng thống Pháp Macron: NATO mạnh hơn sau cuộc gặp thượng đỉnh

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định NATO đã "mạnh hơn" sau hội nghị thượng đỉnh căng thẳng đánh dấu bằng các yêu cầu chi tiêu quốc phòng mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Pháp Macron: NATO mạnh hơn sau cuộc gặp thượng đỉnh ảnh 1Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Nguồn: Getty Images)

Ngày 12/7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã "mạnh hơn" sau hội nghị thượng đỉnh căng thẳng đánh dấu bằng các yêu cầu chi tiêu quốc phòng mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ông Macron nhấn mạnh rằng các cuộc thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh NATO đã diễn ra "có chừng mực và trên tinh thần tôn trọng" dù trước đó Tổng thống Mỹ liên tục có những dòng trạng thái chỉ trích trên Twitter trước và trong hội nghị.

Theo Tổng thống Pháp, trong hội nghị thượng đỉnh vừa qua, ông Trump không hề trực tiếp đe dọa rút Mỹ khỏi liên minh quân sự 70 năm tuổi này.

[Lãnh đạo NATO nhất trí phát triển chính sách không gian toàn diện]

Trước đó, một số hãng thông tấn đưa tin Tổng thống Mỹ đã dọa rời NATO do bất đồng với các nước thành viên về cam kết đạt mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng.

Tuy nhiên, Tổng thống Pháp cho biết Tổng thống Trump đã "tái khẳng định cam kết của mình là làm cho NATO hùng mạnh," đồng thời nhấn mạnh rằng không giống như thông tin báo chí đưa, ông Trump chưa bao giờ nói với các nhà lãnh đạo NATO rằng Mỹ sẽ rút khỏi liên minh này.

Hội nghị thượng đỉnh NATO lần này là lần thứ 7 được tổ chức tại Brussels (Bỉ). 54 đoàn đại biểu chính thức tham dự bao gồm 29 nước thành viên, 20 nước đối tác cùng một số tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Thế giới (WB) và Hội đồng Nghị viện NATO.

Tổng thống Mỹ đã hoan nghênh 28 quốc gia đồng minh còn lại trong NATO nhất trí tăng ngân sách quốc phòng nhanh hơn để đáp ứng mục tiêu của NATO là tương đương 2% GDP "trong vài năm tới."

Theo các cam kết hiện nay, các nước thành viên NATO phải đạt mục tiêu này vào năm 2024, nhưng có điều khoản cho phép một số thành viên có thể đạt mục tiêu này vào năm 2030./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.