Tổng thống Rouhani: Châu Âu an toàn hơn với đe dọa khủng bố nhờ Iran

Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố, châu Âu an toàn hơn trước mối đe dọa khủng bố nhờ vào cuộc chiến của nước này chống lại các phần tử thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Tổng thống Rouhani: Châu Âu an toàn hơn với đe dọa khủng bố nhờ Iran ảnh 1Tổng thống Iran Hassan Rouhani. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo Express, ngày 10/5, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố, châu Âu an toàn hơn trước mối đe dọa khủng bố nhờ vào cuộc chiến của nước này chống lại các phần tử thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Tuyên bố này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran, với lý do quan ngại trước việc Tehran bị cáo buộc “là nhà nước tài trợ” khủng bố.

[Interpol truy bắt 173 phần tử thánh chiến có thể tấn công châu Âu]

Trong cuộc điện đàm, Tổng thống Rouhani nói: “Iran luôn nỗ lực giảm căng thẳng tại Trung Đông. Cuộc chiến mà Iran, cùng với nhân dân Iraq, Syria tham gia chống các phần tử khủng bố IS đã đem lại mức độ an ninh tương đối tốt cho Syria và Iraq."

Theo ông Rouhani, các nỗ lực chống khủng bố của nước này “đã giúp ích cho khu vực và cả thế giới, trong đó có châu Âu."

Cũng trong cuộc điện đàm, nhà lãnh đạo Iran khẳng định: “Nhờ vào quyết tâm đạt được và duy trì ổn định, an ninh khu vực, Iran luôn nỗ lực giảm căng thẳng trong khu vực. Nước này không bao giờ ‘hoan nghênh’ thêm căng thẳng trong bất kỳ điều kiện nào."

Tuy nhiên, Tổng thống Trump luôn gọi Iran là “nhà nước tài trợ khủng bố hàng đầu” của thế giới khi ông thông báo rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hôm 8/5. Đây không phải lần đầu tiên Tổng thống Mỹ cáo buộc quốc gia Trung Đông này dính líu tới khủng bố./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.