Trang mạng thehill.com, Tổng thống Mỹ Donald Trump thực sự muốn bán vũ khí công nghệ cao cho các nước Trung Đông giàu dầu mỏ.
Không chỉ vậy, ông còn tỏ ra mình là một tay buôn đáng bị nguyền rủa. Đồng thời, Trump lại đe dọa Iran bằng sự “hủy hoại” và không ngừng yêu cầu Tehran “hành xử như một quốc gia bình thường.”
Tuy nhiên, cái khó là Iran lại hành xử theo cách của mình vì một lý do hết sức đơn giản: sự tồn tại (của chế độ). Cách hành xử “thâm hiểm” của Iran chung quy là một hành động nhằm ngăn chặn trước các nước thù địch Iran được trang bị vũ khí tối tân có nguy cơ tấn công nước này.
Nói tóm lại, Iran sẽ không đơn thuần thay đổi cách hành xử của họ mà không đạt được một cách khác nào đó để tự bảo vệ mình.Khi tính đến lực lượng quân đội thông thường kém tinh nhuệ của Iran, những yêu cầu cứng rắn của chính quyền Trump làm gia tăng một cơ hội kinh doanh béo bở.
Đó là để Trump thực hiện được sự hứng thú của ông ấy về việc bán vũ khí Mỹ cho các nước Trung Đông.
Mặc dù điều này dường như khó có khả năng xảy ra trong bầu không khí xung đột và thù địch hiện nay, song một thỏa thuận lớn của Trump có thể chứng kiến Iran: (1) chấm dứt sự ủng hộ của họ đối với các lực lượng “ủy nhiệm” vũ trang; (2) cắt giảm chương trình tên lửa đạn đạo của họ và (3) là tháo dỡ những bộ phận nhạy cảm nhất của chương trình hạt nhân của họ để đổi lấy thương vụ vũ khí và những đảm bảo an ninh của Mỹ theo một cách đầy đủ và có thể xác minh được.
Trong tình huống này, Trump đạt được những mục tiêu to lớn mà chính quyền của ông đã đặt ra đối với Iran đồng thời mang về vận may bất ngờ đối với các hợp đồng quốc phòng và củng cố sự ổn định hơn nữa ở Trung Đông. Đúng là một thỏa thuận “cả ba bên cùng thắng.”
Dĩ nhiên, một thỏa thuận tham vọng như vậy sẽ gặp phải vô vàn khó khăn. Ví dụ, phe diều hâu (ở cả hai nước) muốn gây xung đột sẽ cần bị gạt ra ngoài hoặc sẽ phải nuốt niềm kiêu hãnh của họ vào trong để một thỏa thuận như vậy có một cơ hội thành công ít ỏi nào đó.
Điều này đã được thừa nhận là một nhiệm vụ quá nặng nề, song là cái mà Tổng thống Trump dường như đã vượt qua được với một số thành công nhất định.Như trên đã nói, một chính phủ ôn hòa đang nắm quyền ở Iran.
Hơn nữa, để Iran có tiền mua vũ khí Mỹ, các đòn trừng phạt của chính quyền Trump nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ của Iran cần phải được gỡ bỏ.
Tuy nhiên, rốt cục thì một Iran được trang bị vũ khí của Mỹ hay của phương Tây sẽ giúp cải thiện đáng kể hiện trạng của họ.
Sự đáp trả mang tính gây hấn của Iran đối với chính sách “gây sức ép tối đa” của chính quyền Trump cho thấy Mỹ có tầm ảnh hưởng ít ỏi như thế nào đối với cách hành xử gây bất ổn của Tehran.
Mặc dù vậy, một Iran được trang bị vũ khí Mỹ sẽ trao cho Washington một ảnh hưởng nào đó đối với quân đội của quốc gia Hồi giáo này.
Phần lớn hệ thống vũ khí tối tân đều đòi hỏi công tác duy trì bảo dưỡng dài hạn kèm theo những hợp đồng hỗ trợ cho sự vận hành của các hệ thống này một cách hiệu quả.
[Iran công bố mẫu xe quân sự bọc thép nội địa mới Aras-2]
Ví dụ, trước năm 1979, Iran đã mua lượng lớn vũ khí hiện đại của Mỹ. Tuy nhiên, những hợp đồng hỗ trợ vốn giúp các hệ thống vũ khí này hoạt động đầy đủ đã phải đột ngột ngừng triển khai sau Cuộc Cách mạng Iran.
Sau đó, đã xảy ra hàng loạt vụ đụng độ chết người liên quan chiến đấu cơ của Iran do Mỹ sản xuất - tất cả đều hoạt động mà không có quá trình bảo dưỡng đầy đủ và không được thay thế phụ tùng mới. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng thiết yếu của các hợp đồng hỗ trợ lâu dài của Mỹ.
Trong trường hợp Iran chọn không duy trì đến cùng thỏa thuận nói trên thì việc kiểm soát đối với những hợp đồng dịch vụ như vậy sẽ chẳng khác nào “một công tắc ngắt tự động khẩn cấp” quan trọng đối với các hệ thống vũ khí do Mỹ sản xuất.
Tương tự, nếu không có tên lửa, bom và đạn dược do Mỹ cung cấp thì các hệ thống vũ khí của Iran được sản xuất ở Mỹ sẽ chẳng hơn gì những cái chặn giấy đắt đỏ.Một lực lượng quân đội thuần túy của Iran cũng sẽ dẫn đến sự ổn định hơn ở khu vực Trung Đông.
Nhiều nhóm vũ trang mà Iran hiện ủng hộ không do Tehran kiểm soát trực tiếp, khiến các nhóm này trở thành lực lượng gây bất ổn.
Việc chấm dứt hoàn toàn và có thể xác minh được sự ủng hộ của Iran đối với những nhóm vũ trang này, như chính quyền Trump đã yêu cầu, để đổi lại việc có được vũ khí Mỹ rốt cục có thể khiến các tổ chức do Iran hậu thuẫn như Hezbollah không còn giá trị nữa.
Tuy nhiên, mặc dù Iran không gây ra một “mối đe dọa hiện hữu” đối với Israel nhưng Tehran sẽ thậm chí ít có nguy cơ đe dọa Israel hơn khi không sở hữu một năng lực vũ khí hạt nhân tiềm tàng theo thỏa thuận nói trên.
Lâu nay, Iran cũng phản đối Mỹ bán vũ khí cho Saudi Arabia, một nước sử dụng tầm ảnh hưởng “xấu xa” hơn nhiều so với Iran ở Trung Đông. Việc cung cấp vũ khí Mỹ cho Iran sẽ giảm nhu cầu phụ thuộc của Iran vào các nhóm vũ trang để chống lại sự thù địch mang tính tư tưởng thâm căn cố đế do Saudi dẫn dắt đối với người Hồi giáo dòng Shi’a của Iran cũng như những nỗ lực của Saudi nhằm lật đổ đồng minh thực sự duy nhất của Iran ở Trung Đông.
Với một lãnh tụ tối cao già yếu của Iran, rào cản lớn nhất đối với một thỏa thuận có tác động sâu rộng của Trump nói ở trên là lực lượng chính trị cứng rắn và bảo thủ ở Iran. Gay gắt chống lại Mỹ do hàng loạt những yếu tố lịch sử, lực lượng bảo thủ này cần bị gạt ra ngoài lề để bất kỳ thỏa thuận toàn diện nào đạt được cơ may thành công.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng hiện nay, điều đem lại lợi ích to lớn cho phe cứng rắn, bước đi đầu tiên mang tính thực chất nhất nhằm hủy hoại thông điệp chống Mỹ của họ là quay trở lại thỏa thuận hạt nhân lịch sử 2015.
Việc trở lại thỏa thuận hạt nhân này, vốn được các đồng minh thân cận của Mỹ và hàng trăm giới chuyên gia cũng như các nước chủ chốt trong quan hệ an ninh Mỹ-Israel, sẽ chứng minh cho những người Iran ủng hộ Mỹ rằng Washington là một nước đáng tin cậy và không nuốt lời.
Và sự tin cậy, được vun đắp theo thời gian, đóng vai trò là nền tảng cho những thỏa thuận tham vọng và "béo bở" hơn nữa./.