Tổng thư ký LHQ kêu gọi thế giới đánh giá lại vai trò của lương thực

Theo người đứng đầu Liên hợp quốc, ở nhiều quốc gia, công đồng và trong nhiều hộ gia đình khắp nơi trên thế giới, quyền con người thiết yếu này vẫn không được đáp ứng.
Tổng thư ký LHQ kêu gọi thế giới đánh giá lại vai trò của lương thực ảnh 1Trẻ em chờ nhận khẩu phần ăn do Chương trình Lương thực thế giới tài trợ ở Harare, Zimbabwe. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 23/9 đã kêu gọi nhìn nhận lương thực như một quyền con người chứ không phải hàng hóa. 

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về các hệ thống lương thực của Liên hợp quốc có sự tham dự của nhiều đối tượng đại biểu, từ các nguyên thủ quốc gia tới nông dân, thanh niên, người thiểu số..., ông Guterres nêu rõ "Chúng ta cần nhìn nhận lại cách chúng ta đánh giá lương thực - không chỉ đơn giản như một loại hàng hóa để trao đổi mà là một quyền mà mỗi người đều có."

Theo người đứng đầu Liên hợp quốc, ở nhiều quốc gia, công đồng và trong nhiều hộ gia đình khắp nơi trên thế giới, quyền con người thiết yếu này vẫn không được đáp ứng. 

[FAO phát động Phát triển xanh các nông sản đặc biệt]

Mỗi ngày vẫn có hàng trăm triệu người phải nhịn đói đi ngủ. Ba tỷ người không có được bữa ăn lành mạnh,  Hai tỷ người thừa cân hoặc béo phì. 462 triệu người bị nhẹ cân và gần một phần ba lượng lương thực sản xuất được bị thất thoát hoặc lãng phí. 

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các chính phủ và doanh nghiệp cần làm việc cùng nhau để "tăng tiếp cận các bữa ăn lành mạnh, bao gồm cả việc khuyến khích những cách hành xử mới," qua đó củng cố sức chống chịu của các hệ thống lương thực địa phương đối với các cú sốc bên ngoài như xung đột, biến đổi khí hậu hay các dịch bệnh. 

Hội nghị thượng đỉnh các hệ thống lương thực của Liên hợp quốc được tổ chức trong nỗ lực nhằm cải tạo mạnh mẽ ngành lương thực và đưa thế giới trở lại lộ trình đạt được toàn bộ 17 Mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.

Ông Guterres cũng nhấn mạnh rằng mặc dù các hệ thống lương thực sản sinh một phần ba lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và chịu trách nhiệm tới 80% về tổn thất đa dạng sinh học, chúng vẫn có thể và phải đóng vai trò hàng đầu trong việc đương đầu với các thách thức mà thế giới phải giải quyết để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Khamkhan Chanthavisouk, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Tỉnh trưởng tỉnh Luang Prabang (đứng thứ 4 từ bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn đại biểu Ban tổ chức Giải Viettel Marathon chặng Lào.

Luang Prabang sẵn sàng cho giải chạy Viettel Marathon 2024

Lần đầu tiên Luang Prabang tổ chức một giải chạy đường bằng có cự ly 42,195km, nên ngoài thách thức thì đây cũng là điểm nhấn để giải chạy trở thành sự kiện quảng bá đến bạn bè quốc tế.