Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2015 theo phương án 2 là lựa chọn của đa số các trường đại học tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng năm 2014.
Hiện có nhiều trường công bố chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng bổ sung với hàng chục nghìn chỉ tiêu. Đây là cơ hội cho các thí sinh có điểm thi đại học đạt từ mức điểm sàn trở lên bị trượt nguyện vọng 1.
Cách tính điểm xét tuyển cơ bản với các ngành học có quy định môn thi chính phù hợp với mục tiêu của các trường khi chọn lọc thí sinh có năng lực với ngành được đào tạo.
"Hiện có nhiều người nhầm lẫn là Bộ sẽ dùng bài thi tích hợp, khiến học sinh hoang mang. Tôi xin xác nhận chỉ là bài thi tổng hợp," Thứ trưởng Bùi Văn Ga nói.
Cả nước có khoảng 650.000 thí sinh đạt từ điểm sàn trở lên, đồng nghĩa với đủ điều kiện xét tuyển vào các trường đại học. Tổng số chỉ tiêu tuyển sinh năm 2014 là 350.000 sinh viên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường đại học, cao đẳng không được gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho những thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường.
Theo các trường đại học, nếu kỳ thi tốt nghiêp trung học phổ thông quốc gia không nghiêm túc, họ sẽ phải thi riêng. Khi đó, việc tổ chức kỳ thi "hai trong một" là rất lãng phí.
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sáng mai, ngày 8/8, Hội đồng tư vấn điểm sàn của Bộ sẽ họp để quyết định điểm sàn của kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014.
Các trường đại học, cao đẳng sẽ phải lựa chọn, quyết định phương thức tuyển sinh, xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh và gửi đề án về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30/9/2014.
“Điều quan trọng không phải thi môn nào, thi ở đâu mà phải làm nghiêm túc, trách nhiệm," Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh khi chỉ đạo về đổi mới thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Sáng nay, ngày 29/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố ba phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia theo hướng kỳ thi "hai trong một".
Tính đến nay, khi các trường đại học công bố điểm thi, Phạm Hữu Tâm, lớp 12, trường THPT chuyên Thăng Long-Đà Lạt, là thí sinh duy nhất đạt thủ khoa 2 trường.
Dù đỗ vào trường chuyên nhưng Phạm Đức Toàn lại hụt hẫng khi nhận ra mình không đam mê môn Toán như từng nghĩ. Chông chênh về mục tiêu học tập, cậu lao vào mê mải chơi game và bỏ bê việc học hành.
Với 29,5 điểm, thí sinh Phạm Đức Toàn (đến từ Thanh Hóa) đã trở thành thủ khoa của Đại học Ngoại thương. Toàn cũng là thí sinh đạt mức điểm cao nhất cả nước tính đến thời điểm này.
Theo báo cáo nhanh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong buổi thi sáng nay, trên phạm vi cả nước có 38 thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật. Trong số này có 8 em bị khiển trách và 30 em bị đình chỉ thi.
Nhiều thí sinh đã hoàn thành tốt bài thi môn Địa lý vì đã ôn "trúng tủ" vấn đề biển đảo Tổ quốc, an ninh quốc phòng đang được người dân trong và ngoài nước hết sức quan tâm.
Đề thi phân loại được thí sinh, không khó để dành điểm 5, 6 nhưng rất khó để có thể lấy được điểm 9 là nhận định của nhiều thí sinh cả hai khối B và D sau khi kết thúc bài thi môn Toán sáng nay.
Sáng nay, thí sinh khối B, D thi môn Toán, thí sinh khối C thi môn Địa lý. Cả hai môn này đều thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 180 phút. Dưới đây là đề thi các môn.
Sáng nay, ngày 9/7, trên 575.000 thí sinh bắt đầu thi đợt 2, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014. Sáng nay, thí sinh khối B, D thi môn Toán, thí sinh khối C thi môn Địa lý.
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, hôm nay đã có 575.188 thí sinh đến làm thủ tục dự thi đại học trên tổng số 761.753 thí sinh đăng kí dự thi, đạt tỷ lệ 75,51%.
Sáng nay, ngày 8/7, các thí sinh dự thi đại học đợt 2 sẽ đến các điểm thi để làm thủ tục dự thi. Đợt thi này sẽ diễn ra trong hai ngày 9 và 10/7 với rất nhiều khối B, C, D và các khối năng khiếu.
Chương trình “Cùng bạn đi thi” do Thành đoàn-Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức là một trong số các hoạt động tình nguyện được đánh giá là có hiệu quả, giúp đỡ hỗ trợ nhiều thí sinh.