Triều Tiên phản đối quyết định của Tổng thống Mỹ về Jerusalem

Triều Tiên ngày 9/12 đã chỉ trích quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Triều Tiên phản đối quyết định của Tổng thống Mỹ về Jerusalem ảnh 1Thành phố Jerusalem. (Nguồn: Reuters)

Triều Tiên ngày 9/12 đã chỉ trích quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên khẳng định quyết định của Tổng thống Trump về Jerusalem xứng đáng chịu sự lên án và phản đối toàn cầu, khi thách thức và đi ngược lại tính hợp pháp và mong muốn của quốc tế.

KCNA cho rằng Mỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi hậu quả của những căng thẳng và bất ổn tại khu vực Trung Đông do hành động liều lĩnh này.

Theo KCNA, vấn đề Jerusalem nên được giải quyết một cách công bằng thông qua các biện pháp đảm quyền dân tộc của người dân Palestine.

Triều Tiên bày tỏ ủng hộ sự mạnh mẽ và tình đoàn kết với người dân Palestine, cũng như những người Arab khác trong tiến trình đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình.

[Palestine chỉ đàm phán khi Mỹ đảo ngược quyết định về Jerusalem]

Ngày 6/12 vừa qua, ông Trump đã phá vỡ chính sách kéo dài hàng thập kỷ của Washington khi tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Ông Trump cũng quyết định chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới thành phố linh thiêng này, vốn là một vấn đề nhạy cảm trong các cuộc đàm phán hòa bình, và là vấn đề chính trong sự bất đồng giữa các nhà đàm phán Palestine và Israel trong hàng thập kỷ qua.

Dư luận nhìn chung xem động thái của Tổng thống Trump là một "bước đi nguy hiểm", không chỉ đe dọa tiến trình đàm phán hòa bình Trung Đông, mà còn có nguy cơ làm bùng phát làn sóng bạo lực nghiêm trọng giữa người Palestine và Israel, giữa cộng đồng Do Thái và Arab.

Lâu nay, quy chế chính thức của Jerusalem là vấn đề hết sức nhạy cảm và là tâm điểm của cuộc xung đột Israel-Palestine.

Israel coi Jerusalem là thủ đô "vĩnh viễn và không thể chia cắt" của mình, trong khi người Palestine muốn Đông Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Palestine trong tương lai.

Đông Jerusalem đã bị Israel chiếm đóng trái phép trong cuộc chiến tranh năm 1967 và sáp nhập vào lãnh thổ nước mình trong một động thái không được cộng đồng quốc tế công nhận.

Cùng ngày, Thủ tướng mới được bổ nhiệm của CH Séc, ông Andrej Babis, đã lên tiếng phản đối việc chuyển Đại sứ quán nước này tại Israel từ Tel Aviv tới Jerusalem để tránh gây ra những cuộc xung đột mới tại Trung Đông.

Tuyên bố này đã đi ngược lại với ý kiến của Tổng thống Milos Zema rằng cần noi gương Mỹ chuyển cơ quan đại diện ngoại giao đến Jerusalem.

Các đảng phái lớn ở CH Séc cũng có lập trường trái ngược nhau về quyết định của Tổng thống Trump.

Đảng Dân chủ Công dân (ODS) theo tư tưởng trung hữu và phong trào Tự do và Dân chủ trực tiếp (SPD) theo tư tưởng cực hữu đã bày tỏ sự hoan nghênh quan điểm của Mỹ, trong khi đảng TOP 09, đảng Cộng sản Séc và Morava (KSCM) theo tư tưởng cánh tả lại chỉ trích mạnh mẽ quyết định này. 

Trước đó, Bộ Ngoại giao Séc đã ra thông cáo nêu rõ Séc coi Jerusalem là thủ đô tương lai của cả Israel và Palestine, phù hợp với chính sách của EU.

Theo Bộ Ngoại giao Séc, Praha sẽ không chuyển Đại sứ quán của mình tới Jerusalem mà không thảo luận vấn đề này với các đối tác ở EU./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Người dân sơ tán tránh xung đột tại Gaza ngày 22/10/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Mỹ hối thúc Israel chuyển hướng chiến lược tại Gaza

Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh Israel đã đạt được phần lớn mục tiêu chiến lược liên quan tới Gaza kể từ sau ngày 7/10 năm ngoái và đây là thời điểm để biến điều đó thành quả lâu dài và chiến lược.