Trung Quốc tăng đầu tư vào bất động sản ở nước ngoài

Trung Quốc tăng cường đầu tư vào bất động sản ở nước ngoài

Các nhà đầu tư lớn của Trung Quốc đang hướng ra nước ngoài nhằm tăng lợi nhuận cũng như sự hiện hiện trên thị trường toàn cầu.
Trung Quốc tăng cường đầu tư vào bất động sản ở nước ngoài ảnh 1Một Hội chợ bất động sản diễn ra Thượng Hải. (Nguồn: THX/TTXVN)

Theo Tân Hoa xã, trước tình trạng ảm đạm của thị trường bất động sản trong nước, các nhà đầu tư lớn của Trung Quốc đang hướng ra nước ngoài nhằm tăng lợi nhuận cũng như sự hiện hiện trên thị trường toàn cầu.

Theo luật sư Chris Harvey thuộc hãng luật toàn cầu Mayer Brown, riêng trong tháng 12/2015, ông đã tham gia các thương vụ có giá trị tới hơn 1 tỷ USD tại Anh. Đa số khách hàng của ông là các nhà đầu tư Trung Quốc, bao gồm cả các công ty bất động sản tư nhân lẫn doanh nghiệp nhà nước và các cá nhân.

Từ đầu năm 2015, các nhà đầu tư Trung Quốc tiếp tục chi tiền vào bất động sản trên khắp thế giới.

Cụ thể, tập đoàn bảo hiểm Anbang của Trung Quốc đã trả 1,95 tỷ USD để thâu tóm khách sạn Waldorf Astoria nổi tiếng nhất của Mỹ; Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc chi hơn 1,7 tỷ USD để mua các tòa nhà văn phòng thuộc sở hữu Tập đoàn bất động sản Investa tại Australia; Tập đoàn bảo hiểm Ping An mua lại tòa tháp Tower Place tại London (Anh) với giá khoảng 460 triệu USD.

Theo báo cáo của tập đoàn bất động sản toàn cầu Savills, giá trị giao dịch bất động sản ở nước ngoài của Trung Quốc có thể vượt quá 20 tỷ USD trong cả năm 2015, tăng so với mức 14 tỷ USD của năm trước đó.

Báo cáo cho thấy Mỹ, Anh và Australia trở thành các điểm thu hút nhiều đầu tư nhất. Theo luật sư Harvey, các công ty bảo hiểm Trung Quốc trở thành các nhà đầu tư chính vào thị trường bất động sản của Anh, nhất là những tòa nhà văn phòng tại các trung tâm thương mại.

Dự kiến năm 2016, đầu tư từ Trung Quốc tiếp tục bùng nổ khi thị trường bất động sản trong nước vẫn chưa phục hồi mạnh mẽ trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang chững lại./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.