Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin trái chiều về cựu Tư lệnh không quân

Ngày 18/7, hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu đưa tin cựu Tư lệnh Không quân Thổ Nhĩ Kỳ Akin Ozturk đã thừa nhận với các công tố viên vai trò của ông trong việc lên kế hoạch đảo chính.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin trái chiều về cựu Tư lệnh không quân ảnh 1Tướng Akin Ozturk tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 19/11/2014. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Theo Reuters, ngày 18/7, hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu đưa tin cựu Tư lệnh Không quân Thổ Nhĩ Kỳ Akin Ozturk đã thừa nhận với các công tố viên vai trò của ông trong việc lên kế hoạch đảo chính nhằm lật đổ chính phủ hồi cuối tuần trước.

Trong khi đó, hai đài truyền hình tư nhân là Haberturk và NTV lại dẫn lời khai của ông Ozturk trước các công tố viên cho hay: "Tôi không phải là người lên kế hoạch hay chỉ đạo âm mưu đảo chính được tiến hành hôm 15/7 và tôi không biết ai đã làm điều đó."

Trong diễn biến liên quan cùng ngày, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết ông đã điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan để bày tỏ sự vui mừng khi Thổ Nhĩ Kỳ đã bình ổn trở lại sau cuộc đảo chính bất thành.

Theo Sputnik/Reuters, ngày 18/7, Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Bulgaria Suleyman Gokce cho biết, âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ là nhằm ngăn chặn cuộc bắt giữ gần 3.000 thẩm phán và công tố viên đã được lên kế hoạch trước đó.

Sau âm mưu đảo chính bất thành, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã sa thải 2745 thẩm phán của Hội đồng thẩm phán và công tố viên tối cao. Trong khuôn khổ cuộc điều tra, nhà chức trách đã bắt giữ 426 thẩm phán và công tố viên.

Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Nova TV, Đại sứ Gokce tuyên bố, nỗ lực đảo chính là "chiến dịch quy mô lớn của một tổ chức khủng bố mà chúng ta đã phải đối phó trong nhiều năm."

Đại sứ gọi tổ chức của những người ủng hộ nhà thuyết giáo đối lập Fethullah Gulen, mà chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đã lập kế hoạch đảo chính, là một giáo phái tôn giáo.

Cùng ngày, một quan chức Bộ Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ cho biết bộ này đã đình chỉ công tác khoảng 1.500 nhân viên trên khắp đất nước vì bị tình nghi liên quan đến giáo sỹ Gulen, người hiện sống tại Mỹ, và mạng lưới những người ủng hộ ông./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.