Truyền thông Triều Tiên đưa tin về cuộc hội đàm cấp tướng liên Triều

Ngày 27/10, Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đã đưa tin về cuộc hội đàm quân sự cấp tướng của nước này với Hàn Quốc diễn ra một ngày trước đó, tuy nhiên không đề cập kết quả cuộc gặp.
Truyền thông Triều Tiên đưa tin về cuộc hội đàm cấp tướng liên Triều ảnh 1Thiếu tướng Kim Do Gyun (trái), đại diện phái đoàn Hàn Quốc và Trung tướng An Ik San (phải), đại diện phái đoàn Triều Tiên, tại cuộc hội đàm quân sự ở tòa nhà Tongilgak của Triều Tiên, bên trong làng đình chiến Panmunjom, ngày 26/10/2018. (Ảnh: Yonhap/ TTXVN)

Ngày 27/10, Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đã đưa tin về cuộc hội đàm quân sự cấp tướng của nước này với Hàn Quốc diễn ra một ngày trước đó, tuy nhiên không đề cập kết quả cuộc gặp.

Theo KCNA, cuộc hội đàm được thực hiện nhằm tiến tới "thực thi tuyên bố chung lịch sử hồi tháng 9 tại Bình Nhưỡng."

Thông tin đăng tải bằng tiếng Anh trên KCNA nêu rõ: "Tại các cuộc hội đàm, hai bên đã đánh giá một cách toàn diện giai đoạn đầu tiên của việc thực thi thỏa thuận quân sự trong Tuyên bố chung Bình Nhưỡng tháng Chín."

Tuy không đề cập kết quả hội đàm, nhưng KCNA nhấn mạnh phái đoàn hai bên "đã thảo luận các vấn đề thực tiễn phát sinh trong giai đoạn thực thi tiếp theo và nhất trí về các bước đi cần thiết." 

Cuộc hội đàm quân sự cấp tướng giữa hai miền Triều Tiên diễn ra ngày 26/10 tại làng đình chiến Panmunjeom ở biên giới liên Triều, nhằm đánh giá tiến độ thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng quân sự theo thỏa thuận đạt được tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi tháng trước ở Bình Nhưỡng.

[Quan chức Hàn: Thỏa thuận quân sự liên Triều chính thức có hiệu lực]

Phía Hàn Quốc cho biết tại cuộc hội đàm quân sự cấp tướng liên Triều nói trên, phái đoàn quân sự của hai bên đã thông qua tuyên bố chung sau cuộc họp, theo đó Triều Tiên và Hàn Quốc nhất trí rút binh sỹ và các thiết bị, đồng thời dỡ bỏ hoàn toàn 11 trạm gác của mỗi bên vào trước cuối tháng 11 tới.

Hai bên cũng quyết định "sớm thành lập" một ủy ban quân sự chung nhằm thực thi việc giảm căng thẳng ở khu vực biên giới và ngăn chặn các vụ xung đột không đáng có, đồng thời nhất trí thành lập nhóm khảo sát điều tra chung khu vực cửa sông Hàn, gồm 10 nhân sự mỗi bên, như một biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho tàu bè qua lại khu vực này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tàu ngầm INS Arihant. (Nguồn: Hindustan Times)

Ấn Độ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân thứ tư

Tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.