Tỷ lệ ủng hộ bà Merkel giảm, người Đức muốn tiến hành cuộc bầu cử mới

Kết quả một cuộc khảo sát do kênh truyền hình ARD của Đức cho biết sự ủng hộ Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp tục giảm khi đa số người dân Đức ủng hộ việc tiến hành một cuộc bầu cử mới.
Tỷ lệ ủng hộ bà Merkel giảm, người Đức muốn tiến hành cuộc bầu cử mới ảnh 1Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: Reuters)

Kết quả một cuộc khảo sát do kênh truyền hình ARD của Đức công bố tối 5/1 cho biết sự ủng hộ Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp tục giảm khi đa số người dân Đức ủng hộ việc tiến hành một cuộc bầu cử mới.

Cuộc khảo sát cho thấy 51% số người được hỏi ủng hộ tổ chức một cuộc bầu cử khác trong khi 53% số người tham gia cuộc khảo sát ủng hộ bà Merkel tiếp tục nhiệm kỳ của mình trên cương vị Thủ tướng Đức, giảm so với mức hơn 60% tỷ lệ ủng hộ trong một cuộc thăm dò được tiến hành hồi tháng 10/2017.

Cũng theo cuộc khảo sát này, chỉ 42% số người được hỏi muốn tái khởi động "một đại liên minh" giữa đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của bà Merkel với đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của ông Martin Schulz.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán về việc tái thành lập "đại liên minh" này thực sự sẽ không dễ dàng khi chỉ có 45% số người tham gia ủng hộ các bên tiếp tục đàm phán thành lập liên minh, giảm đáng kể so với tỷ lệ 61% số người ủng hộ hồi tháng 12/2017.

cạnh đó, cuộc khảo sát cũng cho thấy 75% số người tham gia cuộc khảo sát ủng hộ việc thay đổi nhân sự mới trong nội bộ đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), trong khi 33% số người được hỏi cho biết họ sẽ vẫn tiếp tục bỏ phiếu cho đảng CDU.

Dự kiến, Liên đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của Thủ tướng Angela Merkel sẽ tiến hành các cuộc đàm phán thăm dò thành lập chính phủ liên minh với đảng SPD từ ngày 7 đến ngày 11/1 tới.

Kể từ sau thất bại trong việc đàm phán thành lập chính phủ liên minh với các đảng nhỏ hơn là đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh, Thủ tướng Đức Angela Merkel đang nỗ lực mở các cuộc đàm phán tái khởi động "đại liên minh" với đảng SPD nhằm tháo gỡ thế bế tắc chính trị hiện nay tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.

Cuộc khảo sát cho thấy 27% số người tham gia tin rằng vấn đề nhập cư và tị nạn - vốn là mối quan tâm chính của các cử tri trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 9/2017, sẽ tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của chính phủ mới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.