Ukraine và Mỹ thảo luận khả năng gia tăng sức ép đối với Nga

Tổng thống Ukraine Poroshenko có cuộc gặp Đại diện đặc biệt của Mỹ về vấn đề Ukraine Volker thảo luận khả năng gia tăng sức ép quốc tế đối với Nga, sau vụ đụng độ giữa các tàu hải quân Nga-Ukraine.
Ukraine và Mỹ thảo luận khả năng gia tăng sức ép đối với Nga ảnh 1Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko chủ trì phiên họp của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine tai Kiev ngày 26/11/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo TASS, ngày 19/12, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã có cuộc gặp Đại diện đặc biệt của Mỹ về vấn đề Ukraine Kurt Volker để thảo luận khả năng gia tăng sức ép quốc tế đối với Nga, sau vụ đụng độ gần đây giữa các tàu hải quân của Nga và Ukraine tại Eo biển Kerch.

Văn phòng báo chí của Tổng thống Ukraine ra thông cáo nêu rõ: "Tổng thống Petro Poroshenko và đặc phái viên Mỹ Kurt Volker phối hợp các cách tiếp cận nhằm tiếp tục gây sức ép quốc tế đối với Nga, nhằm buộc Moskva tuân thủ đầy đủ nguyên tắc tự do hàng hải cũng như ngay lập tức trả tự do vô điều kiện cho các thủy thủ và tàu Ukraine." 

Tổng thống Ukraine và phái viên Mỹ cũng thảo luận "các diễn biến mới nhất ở Donbass (Đông Nam Ukraine).

[Nga khẳng định sẽ không phát động chiến tranh với Ukraine]

Ngoài ra, hai bên "nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động phối hợp liên quan tới việc triển khai một phái bộ gìn giữ hòa bình đa quốc gia dưới sự ủy quyền của Liên hợp quốc" tại Donbass.

Hồi tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra sáng kiến triển khai một phái bộ của Liên hợp quốc tới đường tiếp xúc ở Donbass để đảm bảo an toàn và an ninh cho các thanh sát viên thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).

Ông Putin nhấn mạnh, phái bộ này chỉ có thể được triển khai với sự nhất trí của Cộng hòa Donetsk và Lugansk tự xưng. Sau đó, nhà lãnh đạo Nga cho rằng phái bộ này có thể được triển khai ở các khu vực khác ở Donbass mà Phái bộ Giám sát Đặc biệt của OSCE đã tới thăm.

Phía Kiev khẳng định một phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc cần được triển khai ở toàn bộ khu vực Donbass, bao gồm cả khu vực biên giới với Nga./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.