Ủy ban châu Âu thông qua thỏa thuận đối tác với Romania

Thỏa thuận đối tác giữa EC và Romania xác định chiến lược sử dụng tối ưu nguồn vốn 23 tỷ euro của Quỹ ESI giành cho hợp tác lãnh thổ và thực hiện các sáng kiến về việc làm tại Romainia.

Ủy ban châu Âu (EC) ngày 6/8 đã thông qua thỏa thuận đối tác với Romania về việc huy động Quỹ cấu trúc và đầu tư của Liên minh châu Âu (EU) để hỗ trợ tăng trưởng và việc làm giai đoạn 2014-2020 tại nước này.

Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, thỏa thuận đối tác này xác định chiến lược sử dụng tối ưu nguồn vốn 23 tỷ euro của Quỹ cấu trúc và đầu tư (ESI) dành cho hợp tác lãnh thổ và thực hiện các sáng kiến về việc làm cho thanh niên giai đoạn 2014-2020.

Bên cạnh đó, Romania cũng được nhận hai khoản hỗ trợ trị giá 8 tỷ euro và 168 triệu euro để lần lượt phát triển nông nghiệp và thủy sản, nghề cá.

Trong giai đoạn 2014-2020, Quỹ ESI cũng sẽ cấp cho Romania 4,77 tỷ euro nhằm tăng cường việc làm, giảm đói nghèo, chống phân biệt đối xử với cộng đồng thiểu số, tăng cường hiệu quả và chất lượng quản lý công và tư pháp.

Quỹ cấu trúc và đầu tư của EU sẽ giúp Romania đối phó với tình trạng thất nghiệp hiện đang ở mức cao, tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giáo dục, giải quyết việc làm, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn lực.

Với nguồn quỹ đầu tư này, Romania sẽ thực hiện các dự án về đổi mới, chuyển đổi các doanh nghiệp vừa và nhỏ sang mô hình tăng trưởng, đảm bảo tính cạnh tranh của nền kinh tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, năng lượng, xây dựng, công nghệ nano hay kinh tế sinh thái.

Ủy viên châu Âu phụ trách chính sách khu vực Johannes Hahn nhấn mạnh thỏa thuận được thông qua thể hiện quyết tâm chung của EC và Romania trong việc sử dụng hiệu quả ngân quỹ của EU bằng cách tập trung vào lĩnh vực kinh tế, tăng trưởng bền vững và đầu tư vào nguồn nhân lực.

Theo ông Hahn, mục tiêu bước đầu của thỏa thuận không phải là tốc độ mà là chất lượng. Trong vài tháng tới, hai bên sẽ thảo luận để đạt được kết quả tốt nhất về sử dụng nguồn vốn từ quỹ ESI./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.